KHÁI NIỆM VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN: 1 Khái niệm phá sản :

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 95)

1. Khái niệm phá sản :

Danh từ “phá sản” bắt đầu từ chữ “ruin” trong tiếng la tinh nghĩa là sự khánh tận, là sự mất cân đối giữa thu và chi của một chủ doanh nghiệp, sự mất cân đối ấy chính là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả

năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán

khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và

bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

* Nguyên nhân phá sản :

- Yếu kém năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thiếu khả năng thích ứng với hoạt động trên thương trường

- Vi phạm chế độ, thể lệ quản lý.

Phá sản gây hậu quả kinh tế xã hội lớn, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động, tuy nhiên, nó là giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu nền kinh tế , góp phần hình thành và duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đủ sức đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nghiệt ngã.

2. Phân loại phá sản:

2.1 Phá sản trung thực, phá sản gian trá:

- Phá sản trung thực: Hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan hoặc rủi ro bất khả kháng gây ra.

- Phá sản gian trá: Hậu quả, thủ đoạn gian trá, có sự sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản người khác (gian lận không ký kết hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai ⇒ qua đó tạo ra lý do phá sản không đúng, sai sự thật)

2.2 Phá sản bắt buộc, phá sản tự nguyện:

- Phá sản bắt buộc: Thực hiện theo yêu cầu chủ nợ.

- Phá sản tự nguyện: Do con nợ tự đề nghị khi thấy mình mất khả năng thanh toán.

3. Khái niệm pháp luật phá sản:

3.1 Khái niệm: Là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành,

điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

3.2 Áp dụng Luật phá sản

Luật phá sản được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3.3 Đối tượng điều chỉnh:

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w