Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ: Là những quan hệ tài sản phần lớn được hình thành trước khi có yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Tuy nhiên chỉ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 96)

hình thành trước khi có yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên chỉ được coi là quan hệ phá sản từ thời điểm có yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì pháp luật phá sản mới được sử dụng để điều chỉnh quan hệ đó.

Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác

xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm (Điều 4 Luật phá sản 2014).

Phân biệt các chủ nợ:

Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh

nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba (Khoản 4 Điều 4 Luật phá sản 2014).

Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh

nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. (Khoản 5 Điều 4 Luật phá sản 2014).

Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu

doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó. (Khoản 6 Điều 4 Luật phá sản 2014).

4. Phân biệt phá sản, giải thể :

Phá sản Giải thể

1. Lý do:

- Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

- Cơ sở sx chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh nếu thấy mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc hoàn thành xong mục tiêu đó.

2. Cơ quan thẩm quyền thực hiện:

- Thẩm quyền toà án

- Do chủ cơ sở tự mình quyết định

- Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định.

3. Thủ tục tiến hành:

- Thủ tục tư pháp do toà án có thẩm quyền tiến hành theo quy định pháp luật phá sản

- Thủ tục hành chính

4. Kết quả:

- Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp ( có thể không chấm dứt hoạt động)

- Chấm dứt hoạt động

- Xóa tên cơ sở sản xuất kinh doanh

5. Thái độ nhà nước đối với chủ sở hữu

- Cấm chủ sở hữu, người quản lý điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian

- Hạn chế quyền tự do kinh doanh không được đặt ra .

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w