Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ
Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: Giám đốc doanh
nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
4. Thành lập và quản lý doanh nghiệp Nhà nước
- Doanh nghiệp Nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập Doanh nghiệp là cần thiết. Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó.
Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu từ vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
- Nhà nước quản lý doanh nghiệp Nhà nước thông qua cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ. Bao gồm những nội dung sau:
+ Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trong từng loại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với quy mô của nó.
+ Những quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp Nhà nước như hội đồng quản trị, Tổng giám đốc.
+ Những quy định thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.
Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.
- Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao.
5. Nhóm Công ty:
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
5.1 Công ty mẹ- Công ty con là hình thức chuyển đổi các Tổng công ty Nhà
nước (hình thành trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp Nhà nước và các xí nghiệp liên hiệp theo những tiêu chí như: Cùng ngành nghề, liên kết dọc hoặc liên kết hỗn hợp).
- Các công ty mẹ- công ty con có thể hình thành theo cách sau đây:
ngành nghề kinh doanh, liên kết dọc,...) sau đó chọn một công ty làm công ty mẹ
cách thức này tồn tại khá phổ biến trong giai đoạn đầu triển khai mô hình công ty mẹ- công ty con, đây là hình thức liên kết đơn giản kiểu hành chính dẫn đến tình trạng các công ty hoạt động kém hiệu quả.
* Các công ty đang hoạt động kết hợp lại với nhau bằng cách các chủ nhân của từng công ty (gọi là công ty con) bán cổ phần cho công ty mới lập- công ty nắm vốn (gọi là công ty mẹ). Sau khi trả tiền, công ty mẹ sẽ là trung tâm quyền lực của các công ty con, quyết định các vấn đề quan trọng tại đó.
* Một công ty làm ăn hiệu quả, có phương pháp quản trị tốt, có nhiều vốn bỏ tiền lập ra nhiều công ty khác và áp dụng cơ cấu tổ chức của mình vào công ty con.
* Các cổ đông thành lập công ty mẹ, rồi công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập các công ty con hay góp cổ phần chi phối vào các công ty khác. Tập đoàn FPT hình thành theo cách thức này.
- Tổ hợp công ty mẹ- công ty con không có tư cách pháp nhân, chỉ có bản thân công ty mẹ và từng thành viên của công ty con đều có tư cách pháp nhân. (Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007).
Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan (Điều 38 NĐ 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010).
5.2 Tập đoàn kinh tế:
- Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế (Điều 149 Luật DN)
Trên thực tế, các tập đoàn kinh tế thuộc các lĩnh vực kinh tế đã hình thành và đang hoạt động với nhiều tranh cãi chưa thống nhất.
- Khái niệm chính thống về tập đoàn kinh tế hiện nay theo Điều 38 NĐ 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 như sau: Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các
công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con.
Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do
các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. (K2 Đ 38 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp/
6. Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước:
6.1. Khái niệm:
Cổ phần hóa là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại.
6.2. Đặc điểm:
- Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần;
- Cổ phần hóa là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần;
- Cổ phần hóa là biện pháp duy trì sở hữu Nhà nước đối với tư liệu sản xuất dưới hình thức công ty cổ phần Khi thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không tiến hành chuyển tất cả các doanh nghiệp Nhà nước đang tồn tại thành công ty cổ phần thuộc sở hữu nhiều thành phần mà Nhà nước chỉ chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và có khả năng có lãi. Hầu hết trong các Doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa, Nhà nước
cũng luôn là một cổ đông (giữ một số cổ phần nhất định trong công ty cổ phần, chỉ trừ các doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần);
- Cổ phần hóa chỉ diễn ra đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước, đó là quá trình chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thành các công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Quá trình cổ phần hóa được tiến hành thông qua hình thức Nhà nước bán một phần hay toàn bộ cổ
phần trong doanh nghiệp theo các phương pháp sau:
+ Bán cổ phần cho công chúng: Nhà nước bán toàn bộ hay một phần sở hữu
của Nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng.
+ Bán cổ phần cho tư nhân: Nhà nước bán một phần hay toàn bộ số cổ phần
của doanh nghiệp thuộc sở hữu một phần hay hoàn toàn của Nhà nước cho một số cá nhân hay một nhóm nhà đầu tư thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh hay những người mua đã được xác định trước.
+ Những người quản lý và lao động mua doanh nghiệp: Thực hiện đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó tạo ra sự khuyến khích lớn đối với việc tăng năng suất lao động, đồng thời cũng là cách giải quyết vấn đề lao động trong trường hợp doanh nghiệp sắp bị giải thể.