GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN:

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 116)

1. Thẩm quyền:

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân năm 2004 và Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì:

1.1 Thẩm quyền theo cấp Tòa:

1.1.1 Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện:

Giải quyết theo trình tự sơ thẩm các tranh chấp phát sinh về kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hóa; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.

1.1.2 Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh:

Toà kinh tế thuộc TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ án kinh doanh thương mại (trừ các vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện) như :

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. - Trong trường hợp cần thiết, toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện

- Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

- Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm các bản án, quyết định của toà án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

1.1.3 Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tối cao:

- Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyến giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình thự tố tụng.

- Các Toà phúc thẩm thuộc TAND tối cao tiến hành phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

- Hội đồng Thẩm phán TANDTC có quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các tòa thuộc Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.

* Ngoài ra, nguyên đơn có thể yêu cầu TA nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn hoặc TA nơi cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), để thuận lợi cho nguyên đơn trong việc giải quyết tranh chấp, pháp luật dành cho nguyên đơn được quyền lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp theo Điều 35 và 36 BLDS.

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp:

- Nguyên tắc tự định đoạt và hoà giải của các đương sự:

Toà án chỉ giải quyết tranh chấp trên cơ sở có yêu cầu khởi kiện và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật:

-Nguyên tắc không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh, thu thập chứng cứ.

- Nguyên tắc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

- Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng kịp thời.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản nêu trên, tố tụng kinh tế còn quy định một số nguyên tắc cơ bản khác như xét xử công khai, sử dụng tiếng nói, chữ viết..

3. Thời hiệu tố tụng: Thời hiệu tố tụng áp dụng cho giải quyết các vụ ántranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại theo Điều 159 Bộ luật Tố tụng tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại theo Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2011) và Điều 319 Luật Thương mại (năm 2005) là 2 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật TM: “Sau khi bị khiếu nại, thương

nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng”.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w