Đại lý thương mại:

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 91)

V. QUY ĐỊNH VỀ TRUNG GIAN MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 1 Hoạt động trung gian thương mạ

4. Đại lý thương mại:

- Đối tác: không nhất thiết phải theo đối tượng nào. - Các hình thức đại lý:

+ Đại lý bao tiêu: Là đại lý mà bên giao đại lý ấn định, giá bán, đại lý không được quyền bán trên hoặc giảm giá, và đại lý sẽ ăn huê hồng trên số sản phẩm tiêu thụ.

+ Đại lý độc quyền: Thương nhân bên giao đại lý sẽ giao độc quyền cho đại lý, và đại lý chỉ được ký kết duy nhất với 1 bên giao đại lý. Bên giao đại lý ấn định giá lúc giao, còn giá bán ra là do đại lý quyết định, và phần lợi nhuận đại lý được là phần chênh lệch.

Tổng đại lý, đại lý trực thuộc, chủ thể buộc là 2 thương nhân và nhân danh chính mình khi bán hàng (tổng đại lý)

Tổng đại lý Đại lý cấp 1

Đại lý 1 3 4 5 6 (trực thuộc)

Khi các đại lý trực thuộc bán hàng phải nhân danh tổng đại lý chứ không được nhân danh đại lý trực thuộc.

- Tổng đại lý (khoản 3 điều 169) là hình thức mà bên đại lý tổ chức hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và dưới danh nghĩa của tổng đại lý.

Ngoài các hình thức trên, luật thương mại cho phép các bên thỏa thuận các hình thức đại lý khác (đại lý bảo hiểm).

Quyền và nghĩa vụ các bên:

+ Bên đại lý:

Nghĩa vụ: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo giá do bên giao đại lý ấn định hoặc điều chỉnh giá trong khung thỏa thuận giữa các bên, giao nhận hàng theo thỏa thuận, bảo quản hàng hóa, thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý và chịu sự giám sát, kiểm tra của bên giao đại lý.

Quyền: giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý (trừ trường hợp không cho phép), yêu cầu trả thù lao nhận lại tài sản dùng bảo đảm hợp đồng.

+ Bên giao đại lý: Nghĩa vụ: hướng dẫn, cung cấp thông tin cho bên đại lý, trả thù lao, chịu trách nhiệm về chất lượng hiệu quả…

Quyền: ấn định giá giao đại lý, giá mua, giá bán hàng hóa (tùy trường hợp); yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền giao hàng …

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng thực hiện xong, hết thời hạn,

đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thông thường thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày một trong 2 bên thông báo về việc chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng thì bên đại lý có quyền yêu cầu bồi thường với giá trị một tháng thù lao đại lý. Trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm (Điều 177 LTM).

***

CHƯƠNG VI.

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢNI. GIẢI THỂ I. GIẢI THỂ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w