V. QUY ĐỊNH VỀ TRUNG GIAN MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 1 Hoạt động trung gian thương mạ
3. Ủy thác mua bán hàng hóa:
Khái niệm: Là hợp đồng thương mại theo đó bên nhận ủy thác, thực hiện việc
mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (điều 155 LTM).
Đặc điểm: Chủ thể: bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt
hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận. Bên ủy thác việc mua bán hàng hóa không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.
Nội dung: giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận
ủy thác; và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, giữa bên ủy thác với bên thứ ba.
Hình thức thực hiện: Việc ủy thác mua bán hàng hóa, phải được xác lập bằng
hợp đồng, dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Thông thường nội dung hợp đồng gồm hàng hóa được ủy thác, mức thù lao, trách nhiệm giải quyết với khách hàng, trách nhiệm tài sản khi vi phạm hợp đồng, thủ tục giải quyết tranh chấp …
Đối với bên nhận ủy thác: điều 164 – 165 LTM. Theo đó bên nhận ủy thác có nghĩa vụ bảo quản tài sản, thanh toán tiền, giao hàng, giữ bí mật thông tin, thực hiện chỉ dẫn của bên ủy thác, thực hiện việc mua bán hàng hóa theo hợp đồng về giá cả và chất lượng (nếu bán giá thấp hơn thì phải đền bù cho bên ủy thác). Đồng thời có quyền hưởng thù lao, yêu cầu thanh toán chi phí, không chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác (cần thỏa thuận chi tiết vấn đề này với việc nhận ủy thác mua hàng hóa).
Đối với bên ủy thác: điều 162 - 163 LTM. Bên ủy thác có nghĩa vụ cung cấp thông tin thanh toán chi phí, thù lao… không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Công việc thực hiện xong, hết thời hạn.