Các thể chế và chính sách, tổ chức thực hiện liên quan đến truyền thông 33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 44)

2.  M ục tiêu nghiên cứu

3.1.1.1Các thể chế và chính sách, tổ chức thực hiện liên quan đến truyền thông 33

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy để

thực hiện các cam kết quốc tế, để ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững đất nước, bao gồm: Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu 12/2008, Kế

hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (2009);Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu (12/2012); Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng (6/2009 và 2012); Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng

điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu) (2011); Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (04/2012); Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (09/2012)

Một điều đặc biệt, hầu như trong tất cả các Chiến lược, Kế hoạch quốc gia đều đưa giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức là một trong những nhóm giải pháp then chốt.

Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có 7 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện, trong đó nhóm đầu tiên là: “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. Đây là nội dung rất quan trọng định hướng tăng cường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát triển bền vững.

Ngày 21/1/2009 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 29-CT/TW (Chỉ

thị 29) về tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW (Nghị

quyết 41) ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước" đã nhấn mạnh: “Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức BVMT. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại

chúng trong tuyên truyền về BVMT; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm MT và BĐKH đối với sức khỏe con người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước”.

Theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2003 về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng 2020”, trong 8 nhóm giải pháp thực hiện chiến lược, giải pháp thứ nhất được nêu ra là “Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT”.

Trong Luật bảo vệ Môi trường năm 2005, Điều 5 và Điều 6 đề cập chính sách của Nhà nước về BVMT và những hoạt động được khuyến khích, trong đó công tác tuyên truyền và giáo dục đặc biệt được coi trọng.

Trên tinh thần của các văn bản trên, hiện nay, các Bộ ngành và địa phương đang xây dựng các Kế hoạch Ứng phó với BĐKH của mình đề triển khai các hoạt động cụ

thể nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong thực tế. Đến nay phần lớn các Bộ, ngành và hơn 40 tỉnh đã có Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được phê duyệt.

Để tổ chức thực hiện các văn bản này, đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Ban điều hành Chương trình (03/2010) và Văn phòng Ban điều hành Chương trình (06/2010), và gần đây là Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu (01/2012)… để chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động ứng phó với BĐKH ở pham vi quốc gia; Ban Chỉ đạo/Ban điều hành và Văn phòng ở các Bộ, tỉnh để chỉđạo, điều hành Kế hoạch hành động ở các Bộ , ngành và địa phương.

Bên cách đó, các tổ chức xã hội dân sự gồm các tổ chức chính trị - xã hội (các

đoàn thể quần chúng), các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ

(NGO)… đều đã được huy động tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH và PTBV theo tổ chức, đặc thù và thế mạnh của mình đặc biệt là trong phòng tránh thiên tai, phát triển cộng đồng ở cấp xã, thôn, bản. Điển hình là mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí hậu (VNGO&CC) với sự khởi xướng của 4 tổ chức phi chính phủ (Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững - SRD, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Bảo tồn Sinh vật biển - MCD, Trung tâm Phát triển, Đào tạo và Nghiên cứu Môi trường - CERED và Viện Nghiên cứu Xã hội – ISS). Mạng lưới đã thu hút sự

tham gia của trên 100 tổ chức phi chính phủ và là một diễn đàn mở để các thành viên có thể trao đổi thông tin, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc kết nối với Quốc hội, các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức xã hội và các nhà tài trợ (Báo cáo của Việt

Nam tại Hội nghị RIO+20, Thực hiện PTBV ở Việt Nam, 2012). Nhiều điển hình về ứng phó với BĐKH đã được xây dựng và triển khai trong các lĩnh vực trên khắp các vùng miền của cả nước (Trương Quang Học, chủ biên, 2011).

Có thể nói, không có truyền thông, nâng cao nhận thức thì chiến lược, chính sách không thểđến được với đối tượng cần cũng như toàn dân để cùng thực hiện. Do đó, vấn đề

nâng cao nhận thức được xác định có một vai trò chủ đạo trong việc đưa chính sách, chương trình của Đảng, Nhà nước đến được công chúng.

3.1.1.2 Truyn thông đại chúng vn “hi ht” vi BĐKH, TTX

Truyền thông đại chúng là một phương tiện tham gia khá hiệu quả khi đưa các Chiến lược, kế hoạch hành động đến với công chúng, đặc biệt là các vấn đề mang tính quốc tế, mới nổi, bức xúc như hiện nay là BĐKH và TTX, PTBV.

PANOS - một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi chính phủ hợp tác về truyền

thông để thúc đẩy phát triển cho rằng các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, tuy nhiên hoạt động truyền thông của họ không mặn mà lắm

trong việc đưa tin về thảm họa môi trường này và Việt Nam nằm trong đánh giá trên. Theo PANOS, trong một tháng, chỉ có hơn 2 bài báo về những vấn đề, hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu. Kết quả trên được đưa ra sau hai tháng khảo sát 5 tờ báo in hàng ngày gồm Lao động, Tuổi trẻ, Nhân dân, Hà Nội mới, Báo Đồng Nai

và các chương trình phát sóng: Tài nguyên và Môi trường phát hàng ngày của Đài

Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Tài nguyên phát hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe, môi trường và phát triển nhận xét rằng hiện nay, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam chỉ đưa tin về biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi khí hậu ở bề rộng ở mức độ quốc gia và toàn cầu, không có mối liên quan giữa các vấn đề và hiện trạng ở địa phương. Mặc dù có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa có

Trong công bố trong kết quả nghiên cứu về “Sự thích ứng với BĐKH ở tỉnh Quảng Nam” do Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMWF) thực hiện thì khoảng 49% người

được phỏng vấn không biết về các chính sách và quy trình của Nhà nước, 72% không biết về các kế hoạch chuẩn bị phòng chống thiên tai… Vì thế, họ không có khả năng lên kế hoạch và chuẩn bị ứng phó với thiên tai.

“Biến đổi khí hậu là một đề tài rất khó và không phải nhà báo nào cũng có thể

hiểu hết khi mới tiếp cận. Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay không có nhiều nhà báo chuyên viết về môi trường. Các nhà báo thường phải viết về nhiều chủđề khác nhau, nhất là nhà báo làm việc tại các ấn phẩm xuất bản hàng ngày. Họ thường chỉ đưa tin về

biến đổi khí hậu khi có các hội nghị hay sự kiện lớn liên quan đến vấn đề này.

Một lý do nữa, những nhà báo phụ trách các chuyên mục hay tờ báo không hiểu hoặc không quan tâm đến biến đổi khí hậu. Do đó, họ không dành ưu tiên cho những bài báo thuộc đề tài trên”10 Theo nghiên cứu của chúng tôi với 140 người đại diện đến từ 20 DN nhận xét về các hoạt động, Chương trình truyền thông môi trường, BĐKH và TTX trên phương tiện thông tin đại chúng cũng cho kết quả tương ứng. Rất nhiều DN, chuyên gia cho rằng truyền thông chưa theo sát các vấn đề trọng đại này. Cụ thể

kết quả theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1 DN nhận xét về thông tin truyền thông đại chúng với Môi trường, BĐKH, TTX

Tỉ lệ: %

Nhận xét về các Hoạt động/Chương trình truyền

thông về môi trường, BĐKH, TTX Thông tin dày đặc, đầy đủ, hai chiều Thông tin thiếu và chưa lôi cuốn

sự quan tâm

Thông tin ở mức vừa phải, ngang

hàng với các thông tin ngành khác Chưa thông tin

Bảo tồn nguồn nước/ Nước sạch và vệ sinh môi trường

65 12 22 1 Bảo vệ rừng 75 10 15 0 Bảo vệ tầng ô zôn 66 18 11 5 Thích ứng, giảm nhẹ Biến đối khí hậu 45 21 18 16

Chiến lược quốc gia về TTX 2 48 15 35

Kế hoạch hành động quốc gia TTX

1 0 44 51

Điều đáng nói là 35% đại diện đến từ các DN chưa có thông tin về Chiến lược quốc gia TTX và Kế hoạch hành động quốc gia TTX cũng có đến 51% DN chưa được biết đến. Ngoài ra, có thể nói thông tin về Chiến lược và Kế hoạch này chưa được thông tin dày đặc, đầy đủ, hai chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến 48% số DN cho rằng, thông tin Chiến lược quốc gia TTX còn thiếu và chưa thực sự lôi cuốn. Một trong những nguyên nhân là đội ngũ làm báo, phóng viên, biên tập viên các Đài phát thanh, truyền hình, thậm chí tại các cơ quan quản lý báo chí, truyền thông chưa chú trọng vấn đề BĐKH, TTX. Phóng viên Hồ Vĩnh Phú, Ban Khoa Giáo –Đài Truyền hình Việt Nam tham luận tại Hội thảo Truyền thông BĐKH tháng 09/2013 cũng thừa nhận chưa vấn đề truyền thông BĐKH vẫn còn hạn chế, chứ chưa nói gì đến TTX.

GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ nêu ra vấn đề tại Hội thảo Liên ngành về BĐKH 2013: Bộ Thông tin và Truyền thông làm công tác quản lý Nhà nước, không có đội ngũ phóng viên. Tương tự tại các Sở Thông tin và Truyền thông của các tỉnh, TP. đội ngũ quản lý cũng chỉ làm công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, không có cán bộ

chuyên trách quản lý hoạt động truyền thông về BĐKH. Riêng các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử có đội ngũ phóng viên, trong đó có phóng viên môi trường, song không chuyên trách về BĐKH, chứ chưa nói gì đến TTX. Chẳng hạn, đài Truyền hình Việt Nam có khoảng 3000 phóng viên đảm nhiệm nhiều mảng như thời sự, tự nhiên, kinh tế, xã hội... Duy nhất chỉ có kênh VTC14, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC có chuyên đề về Thiên tai, môi trường, thảo họa, hoạt

động chủ yếu theo đặt hàng của Nhà nước. Các Đài khác cũng hoạt động sự vụ, xây dựng theo đơn đặt hàng. Đài Phát thanh, truyền hình Hà Nội có một vài phóng viên nhiệt tình trong việc truyền thông về BĐKH song cũng không có chương trình riêng duy trì thường xuyên mà thường phải tự tìm kiếm nguồn kinh phí để làm.

Trong các năm 2010 - 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mỗi năm một đợt tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thông tin truyền thông về BĐKH cho các phóng viên báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử của các cơ quan trung ương và địa phương theo chương trình nâng cao dần, song trên thwujc tế

không thực hiện được việc nâng cao vì các đơn vị không cử chuyên trách mà luân phiên mỗi năm một người.

Năm 2013 thì không tổ chức được. Kinh phí do Nhà nước phân bổ cho các tỉnh còn dàn trải, mỗi tỉnh vài tỉđồng một năm để xây dựng các chuowng tình truyền thông

riêng của mình. Theo Kế hoạch của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phóng về

Biến đổi khí hậu do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì là 60 tỉđồng, thời gian thực hiện 2009 – 2015, còn kinh phí cho các tỉnh do Bộ Tài chính phân bổ trực tiếp, theo đề

nghị của Bộ TNMT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì thế, việc cần một đội ngũ quản lý truyền thông nâng cao nhận thức BĐKH, TTX đến đối tượng DNNVV là hết sức cần thiết. Theo đó, cần có một lực lượng phóng viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nhưng tâm huyết vấn đề này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 44)