2. M ục tiêu nghiên cứu
3.3.2.2 Xây dựng các thông điệp gắn với TTX (đặc biệt gắn với Nhiệm vụ Chiến
lược 2)
Trước hết, thông điệp truyền thông là một câu, một ngữ nhấn mạnh hành động cần thực hiện và kết quả/lợi ích có được khi thực hiện hành động. Nó thường bao gồm 3 thành tố chính trả lời câu hỏi: Ai (đối tượng đích), làm gì/hành động gì cần thực hiện và đểđạt được điều gì.
Nội dung thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác, chân thật, đáng tin cậy. Hình thức trình bày cần hấp dẫn, rõ ràng, dễđọc, dễ nhớ. Đồng thời đã được đối tượng truyền thông góp ý trước. Thông điệp cần tác động được vào các trạng thái tâm lý khác nhau của đối tượng. Cũng có loại thông điệp dí dỏm, khuyến khích, động viên, đưa ra mô hình mẫu, kêu gọi trách nhiệm công dân và có thông điệp gây cảm giác lo sợ. (Nguồn: Trần Phong, 2013, Tập huấn Truyền thông về BĐKH)
Nội dung thông điệp tập trung vào các vấn đề của Tăng trưởng xanh
a, Sản xuất sạch hơn
Khi thế giới chuyển từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh” thì vấn đề sản xuất sạch hơn
đã được áp dụng. Theo đó, một trong những thành tựu đáng kể của VN, kể từ năm 1998, Trung tâm sản xuất sạch hơn VN là một trong những đơn vị hỗ trợ về kỹ thuật
và truyền thông về công nghiệp xanh do UNIDO tài trợ thành lập và hoạt động. Đến tháng 02/2012, Trung tâm đã thực hiện tổng số 340 dự án tư vấn dưới hình thức đánh giá SXSH (CPA), đánh giá lỗ hổng công nghệ (GAP), đánh giá công nghệ sạch (CTA), thực hiện công nghệ sạch hơn (CTI), đề xuất kỹ thuật tài chính (FEP và đổi mới sản phẩm bền vững (SPIN). 3 14 7 4 21 12 26 46 37 10 62 53 2 10 8 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2005 2030BaU 2030CM Mto e Commercial Industry Residential Freight transport Passenger transport
Hình 3.5. Sử dụng năng lượng theo ngành
Nguồn: ISPONRE
b, Giảm phát thải KNK
Theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia (NERC), nguy cơ ấm lên toàn cầu có thể giảm đáng kể nếu mỗi quốc gia cắt giảm đi khoảng 70% lượng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ này. Sau đây, tôi xin đưa ra một sốđề
xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính:
Các nguồn điện truyền thống dẫn tới phát thải ra một lượng khí nhà kính đáng kể như
việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch trong nhiệt điện hay chặt rừng trong thuỷ điện. Chính vì vậy, cần phải dần chuyển sang sử dụng những loại năng lượng sạch hơn như
năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học (ví dụ chế ra dầu diesel từ
cây cọc rào) nhằm giảm bớt lượng khí nhà kính phát thải ra. Trong ngành giao thông, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng mới giảm phát thải khí cacbon như khí thiên nhiên nén CNG, khí dầu hoá lỏng LPG và nhiên liệu sinh học;
Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết;
Áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong sản xuất, sử dụng những công nghệ hiện đại hơn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào từđó giảm các loại chất thải và khí thải ở đầu ra trong đó có các loại khí nhà kính;
hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp, đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên, các dự án CDM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều do đó trong thời gian tới cần phải tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa các dự án thuộc loại này;
Mỗi người trong cộng đồng đều có thể góp phần làm giảm khí nhà kính bằng cách thay
đổi một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: sử dụng các sản phẩm “xanh”, mua những thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm, mua các sản phẩm lâu bền, giảm việc sử dụng tủ lạnh, điều hoà nhiêt độ và ưu tiên sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt… hơn là các phương tiện cá nhân.
22% 16% 13% 28% 6% 16%
Center Power Supply Freight Transport Passenger Transport Industry
Commercial Residential
Hình 3.6. Tỉ lệ sử dụng năng lượng trong các ngành.
Nguồn: ISPONRE
Mức cải thiện hiệu suất sử dụng nguyên liệu thô, nước và năng lượng hang năm
đạt 3,5% từ năm 2015 trởđi11. Căn cứ vào mức cải thiện trung bình hang năm khoảng 1,5% trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2015 và mức cải thiện trung bình hàng năm từ
các năm sau đó (UNIDO, 2012), mức sử dụng nguyên vật liệu, nước và năng lượng tính toán sẽ giảm 22% vào năm 2020 so với 2012. Mức tiêu thụ năng lượng của lĩnh vực sản xuất công nghiệp năm 2007 là hơn 14 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), dự báo là sẽ tăng đến 33,5 triệu TOE vào năm 2020. Do đó, mục tiêu định hướng này có tiềm năng tiết kiệm được mỗi năm hơn 7 triệu TOE đến năm 2020.
c, Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng
Trong 200 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 50% lượng CO2 mà con người tạo ra, tuy nhiên với tốc độ phát thải CO2 ngày càng lớn, lớp nước trở nên bão hoà, lượng ion cacbonat trong đại dương ngày càng giảm nghĩa là đại dương đang dần mất đi khả năng hấp thụ loại khí nhà kính này. Theo Danny Harvey, trường Đại học Toronto, Canada, chúng ta có thể tăng khả năng hấp thụ CO2 của đại dương bằng cách
sử dụng đá vôi do đá vôi ít hoà tan trong nước nên nó sẽ chìm sâu vào lòng đại dương và hoà tan từ từ để giải phóng ion cacbonat. Sau đó, nhờ dòng đối lưu nước giàu cacbonat này sẽđược chuyển lên bề mặt và có thể hấp thụ nhiều CO2 hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các DN đều sử dụng tài nguyên với mức độ và tần suất khác nhau theo bảng dưới đây.
Bảng 3.3 Doanh nghiệp sử dụng tài nguyên và các sản phẩm từ tài nguyên
Tỉ lệ: %
Loại tài nguyên Rất nhiều Nhiều Ít Không sử dụng
Giấy 15 80 5 0 Gỗ 70 28 2 0 Nhựa 55 35 10 0 Nước tự nhiên 80 18 2 0 Nước đun nóng 75 18 5 3 Điện 100 0 0 0
Nguồn: Kết quảđiều tra tham vấn doanh nghiệp
Cụ thể theo nghiên cứu, 100% DN sử dụng điện với mức độđược cho là rất nhiều so với quy mô của DN, 75% DN dùng nước đun nóng với mức độ rất nhiều. Tỉ lệ này với các loại gỗ, nhựa... để đóng gói sản phẩm vận chuyển cũng như dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm cũng ở mức tần suất dùng đều cao.
Các DN Dệt may và Da giầy, phỏng vấn hầu hết đội ngũ lãnh đạo, họ đều đã nhận thức
được ý nghĩa, tầm quan trọng của các về đề TTX như một động lực để cắt giảm khí Nhà kính thông qua hoạt động tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng cũng nhưđổi mới công nghệ. DN xác định rõ, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo như là một phần trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp mà ngành công nghiệp tiêu thụ, phù hợp với mục tiêu của Việt Nam: Đến năm 2015, tổng tiêu thụ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng lên đến 4% trong tổng tiêu thụ năng lượng thương mại sơ cấp và sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 0,25%/năm từ năm 2015 trở đi. Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng thương mại sơ cấp sau đó sẽ tăng đến khoảng 5% vào năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển Năng lượng quốc gia đến năm 2020 của Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh DN đã nhận rõ thách thức vấn đề môi trường như trở ngại, thêm chi phí thì số DN không nhận thấy hoặc biết mà lờ đi các hoạt động thân thiện
với môi trường. Họ không quan tâm đến hoạt động môi trường và chỉ thực hiện khi có sự bắt buộc; Chưa có nhận thức về vai trò và ý thức trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Chỉ thực hiện khi luật pháp, cơ quan chức năng, cư dân hoặc truyền thông yêu cầu; Chính sách về môi trường, các quy định, các chương trình hỗ trợ
và ưu đãi (bao gồm cả tài chính) dường như không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không làm thay đổi sản xuất và hành vi của họ; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng do các chính sách của nhà nước cứng nhắc và thiếu linh hoạt trong việc khiếu nại đối với các hoạt động môi trường, doanh nghiệp cho rằng họ không có
đủ thời gian và tài chính đểđáp ứng những luật lệ, quy định đó;12(Le Van Khoa 2006)