Vấn đề tài nguyên với DN 22

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 33)

2.  M ục tiêu nghiên cứu

2.2.1Vấn đề tài nguyên với DN 22

Môi trường nước ta những năm gần đây, nhìn chung, chất lượng môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp, có nơi đã đến mức báo động. DN vừa là đối tượng khai thác “tận diệt tài nguyên”, vừa chịu áp lực bởi suy kiệt và thoái hóa của chúng.

Chẳng hạn, thoái hoá đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá v.v. Thoái hoá đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị

hoang mạc hoá. Tệ lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm

vi cả nứớc. Bên cạnh đó, một số vùng đất bị nhiễm độc chất da cam/đi-ô-xin do hậu quả của chiến tranh.

Môi trường nước cũng đang ô nhiễm trầm trọng bởi vấn đề xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Khu vực nước ven biểncó hàm lượng các chất hữu cơ, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật ở một số

nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng dầu trong nước biển có xu hướng tăng nhanh do xẩy ra nhiều sự cố tràn dầu. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật.

Môi trường không khí ở các đô thị và khu công nghiệp, ô nhiễm bụi đang trở

thành vấn đề cấp bách. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi. Tại một số nút giao thông lớn, nồng độ khí CO khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những người tham gia giao thông. Chủ trương dùng xăng không pha chì của Chính phủ đã cơ bản khắc phục tình trạng gia tăng bụi chì trong không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.

Môi trường ở nhiều đô thị nước ta bị ô nhiễm do hệ thống tiêu nước, thoát nước lạc hậu, xuống cấp nhanh nên không đáp ứng được yêu cầu; năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp kém, trung bình chỉ đạt khoảng 60 - 70%, đặc biệt là chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng

ồn,... do hoạt động giao thông vận tải nội thị và mạng lưới các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cùng với hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém là nguyên nhân làm cho vấn đề

môi trường ở nhiều đô thị đang ở mức báo động. Năm 1990, cả nước có 500 đô thị,

đến năm 2000 tăng lên 649, năm 2006 đã tăng lên 727 và đến năm 2009 có 754 đô thị

lớn nhỏ (2012: > 760); Dân đô thị: 18,5% (1989), 30,5% (2010), 45%, 45 tr. (2020) Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX-KCN tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt

điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản. Môi trường các khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp cũ, các nhà máy hoá

chất, luyện kim, xi măng, chế biến thực phẩm đang bị ô nhiễm nặng, chưa được xử lý đúng quy định. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả

thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN. Đây là những con số báo động về thực trạng môi trường tại các KCN Việt Nam.

Phát triển công nghiệp trên bờ và dọc các lưu vực sông lớn cũng đang làm cho bờ

biển nước ta bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nhiều rạn san hô bị chết, hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ở một số nơi. Sự cố tràn dầu xẩy ra nhiều hơn đang gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển và đa dạng sinh học ven bờ.

Các hoạt động giao thông vận tải, khai thác khoáng sản , tràn dầu cũng là những nguyên nhân đóng góp vào ô nhiễm môi trường biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 33)