Khí thải trong quá trình sản xuất công nghiệp 30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 41)

2.  M ục tiêu nghiên cứu

2.2.3Khí thải trong quá trình sản xuất công nghiệp 30

Trong quá trình sản xuất, dù bất kể là DN Dệt may hay Da giầy hoặc để một DN hoạt động, nhằm tạo ra sản phẩm các DN đều thải ra một lượng khí độc “đóng góp” vào làm ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe con người. Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất được các nhà khoa học chỉ

ra gồm: Cacbon đioxit (CO2); Dioxit Sunfua (SO2).; Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).

Hình 2.7 Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn.

Nguồn: ISPONRE, 2013

Cacbon Dioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Dioxit

Sunfua (SO2): Đioxit sunfua (SO2) là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số

chất hữu cơ khác. Nitơ Oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từđó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả

hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế

cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua.

Metan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những

Quá  trình  sản   xuất  (Process)   Nguyên  liệu   (Raw  material)   Nước  (water)   Năng  lượng   (Energy)   Khí  thải   (Emissions)     Nước  thải   (wastewater)   Sản  phẩm   (products)     Chất  thải  Rắn   (solidwaste)    

động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu.

Có thể nói, trong quá trình sản xuất công nghiệp, DN là đối tượng sử dụng nhiều tài nguyên nhất và phát thải cũng nhiều nhất bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, tác động vào DN là tác động vào đối tượng chính để thay đổi nhận thức tiến tới có giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DA GIẦY,

DỆT MAY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 41)