Vai trò, điều kiện sản xuất, kinh doanh 19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 30)

2.  M ục tiêu nghiên cứu

2.1.1Vai trò, điều kiện sản xuất, kinh doanh 19

Theo số liệu thống kê của VCCI, DNNVV chiếm đến 96% tổng số DN. Tuy nhiên, khu vực DNNVV lại đóng vai trò tích cực là 1 trong 4 động lực quyết định có tốc độ phát triển nhanh, nhân tố chủ đạo về việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước.

Số lượng các DNNVV ở khu vực phía Bắc lớn, với gần 20 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 95%-97% trong các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, quy mô thì rất nhỏ, lao

động chủ yếu là phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún; năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, tính liên kết, liên doanh hợp tác, hỗ trợ bảo vệ nhau của các doanh nghiệp cũng rất yếu.

Các DNNVV có số vốn khoảng 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký

của doanh nghiệp. Song, số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ

chiến 29,6% và còn lại 65,7% là siêu nhỏ6.

Bảng 2.1: Quy mô doanh nghiệp năm 2011

Nguồn: VCCI - Xử lý dự liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê

Bên cạnh tiềm lực vốn của DNNVV đã mỏng, thời gian gần đây lại càng trở

nên “mong manh” hơn trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang hết sức khó khăn.

Một trong những khó khăn, trở ngại là việc tiếp cận tín dụng. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của DNNVV, trong bối cảnh một bộ phận doanh nghiệp

đang phải hoạt động cầm chừng, thầm chí là giải thể và phá sản. Hiện chỉ có khoảng hơn 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên, còn lại phần lớn rất khó hoặc không thể tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Lý do phần lớn các doanh nghiệp cho rằng, kinh doanh hiện nay khó có tỷ suất lợi nhuận tới 14-15% để chịu nổi mặt bằng lãi suất cho vay. Trong khi đó, tài sản đảm

bảo của họđang dần cạn kiệt, doanh thu sụt giảm, quy mô thu hẹp... Chính vì vậy, khả

năng để đáp ứng các điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng đang quá sức với những doanh nghiệp này. Khó khăn về vốn, DNNVV rất khó có thể tiếp cận được công nghệ mới, tiên tiến. “Cái khó bó cái khôn”, DN muốn phát triển phải đổi mới công nghệ, đổi mới công nghệ thì cần vốn, chưa kểđến nguồn lực.

Lĩnh vc hot động ca DNNVV

DNNVV hoạt động rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực: Nông - Ngư - Lâm nghiệp, Công nghiệp Dệt may, Da giầy, Điện tử, dịch vụ du lịch... Trong đó, mật độ

DNNVV có phân bố tại khắp mọi miền và lĩnh vực: • Nhà máy • Làng nghề truyền thống • Chế biến thực phẩm và dược phẩm • Dệt may • Thuộc da • Vật liệu xây dựng • Tái chế chất thải Hình 2.1 Phân bố của làng nghề và DNNVV Nguồn: ISPONRE

Bên cạnh các ngành công nghiệp “nổi tiếng” như Dệt may và Da dày, không thể

không kể đến ngành Công nghiệp bào chế dược phẩm Việt Nam. Đây là một ngành công nghiệp có bề dày lịch sử từ những năm chống Pháp, chống Mỹ và cho đến ngày

nay. Ngay từ kháng chiến chống Pháp, ngành dược đã sản xuất được nhiều thuốc dưới dạng thuốc tiêm, thuốc viên, siro v.v.Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối phong phú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược (kể cả các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham gia sản xuất thuốc YHCT). Tuy nhiên, đối với nền công nghiệp sản xuất nguyên liệu hóa dược hiện nay, Việt Nam mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxycillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm. Nhìn chung, công nghệ sản xuất thuốc ngày một nâng cao đặc biệt là từ khi có sự hiện diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động. Các đơn vị trong nước đã nhập khẩu thiết bị hiện đại, mua dây chuyền công nghệ cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm công nghệ cao.

Có thể nói, bất kỳ một ngành công nghiệp nào cũng sử dụng lao động và tài nguyên, năng lượng. Bởi vậy, khu vực DN công nghiệp là đối tượng chú trọng để đóng góp vào thực hiện nhiệm vụ chiến lược số 1 trong Chiến lược quốc gia TTX là giai

đoạn 2011 – 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 – 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 – 1.5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% - 20% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phần đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.

Th chế h tr DNNVV, trong đó có TTX

Hệ thống Hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng

được thành lập ban đầu theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, sau này

được thay thế bởi Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.

Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV được thành lập theo Quyết định số

1918/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV làm cố vấn cho Thủ tướng trong công tác phát triển DNNVV. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng.

Cục Phát triển doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1908/QĐ-BKH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNNVV ở cấp trung ương đồng thời đóng vai trò là thư

ký thường trực cho Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV. Các đơn vị thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 219/QĐ- PTDN ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trực thuộc Trung ương là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNNVV ở cấp

địa phương. Các Sở ban ngành khác cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNNVV. Các cơ quan trên có trách nhiệm và quyền hạn hỗ trợ DN thực hiện tốt Chiến lược Tăng trưởng xanh như: Vụ Khoa học – Giáo dục – Tài nguyên và Môi trường (Bộ

Kế hoạch và Đầu tư); Bộ Thông tin Truyền thông; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trung tâm sản xuất sạch hơn (ĐH Bách khoa Hà Nội); Dịch vụ Tư vấn DN hỗ trợ DN trong việc xác định, đánh giá và thực hiện các phương pháp thực hành và kỹ

thuật TTX, thông qua các hoạt động như: Đánh giá SXSH, đối chuẩn công nghệ và xác

định lỗ hổng; xác định và lựa chọn công nghệ lành mạnh về mặt môi trường và xây dựng xúc tiến các đề xuất đầu tư cho TTX. Các dịch vụ tư vấn này có thể như các Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng ISO nhằm giúp DN đạt được “giấy chứng nhận thông hành” cho sản phẩm an toàn ra thị trường ở cả hai mặt: DN sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên. Đồng thời, người tiêu dung cũng được bảo vệ nhờ sử dụng các sản phẩm an toàn, chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 30)