2. M ục tiêu nghiên cứu
3.3.3.1 Tiêu chí và phương pháp lựa chọn 50
Bộ Công thương đang xây dựng Bản Chiến lược triển phát Công nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 dự kiến một danh sách 6 ngành công nghiệp ưu tiên, gồm:
Điện tử ( sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông), Cơ khí luyện kim ( đóng tàu, máy nông nghiệp, CN ô tô, thép chế tạo), Dệt may, Năng lượng ( thăm dò khai thác dầu khí xa bờ, khai thác than đồng bằng sông Hồng, thiết bị tiết kiệm năng lượng), Hóa chất ( lọc hóa dầu, nhựa) và Chế biến nông lâm sản thực phẩm.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/2007/Đ-TTg (ngày 23/4/2007) phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển. Theo đó Việt Nam có 7 ngành công nghiệp ưu tiên gồm Dệt may (sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu, nguyên phụ liệu), Da giầy (giầy dép xuất khẩu, nguyên phụ liệu), Nhựa (nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống... nhựa kỹ thuật), Chế biến nông, lâm, thủy hải sản, Thép (phôi thép, thép đặc chủng), Khai thác, chế biến bauxít nhôm, Hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, hóa dầu, hóa dược, hóa mỹ phẩm). Và 3 ngành công nghiệp mũi nhọn gồm: Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử), Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, Sản phẩm từ công nghệ
mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số).
Hiện nay theo đánh giá thực tế của các chuyên gia, ngành Dệt may, Da giầy đã phát triển tương đối mạnh, còn các ngành khác vẫn đang trong giai đoạn tranh cãi.
Cả nước có trên 3000 DN Dệt may, trong đó 80% là DNNVV nhưng có đóng góp lớn, với 10% giá trị sản xuất công nghiệp. Khu vực này tạo điều kiện công ăn việc làm cho hơn 2.500.000 người, chiếm 5% lực lượng lao động toàn quốc13. Hàng Dệt may xuất khẩu đứng số 1 trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam đạt Top 10 trong số 153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kong, Ấn Độ, Đài Loan, Pakistan,… Giai
đoạn 2015 - 2020 Việt Nam tiếp tục xác định Mục tiêu Phát triển ngành Dệt May thành ngành phát triển mũi nhọn tập trung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa. Đặc biệt, ngành cũng chú trọng tạo thêm việc làm cho xã hội, đặc biệt là để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào thị trường thế giới và khu vực.
Để đạt được mục tiêu đó, DN ngành Dệt may đang đứng trước nhiều thách thức. Một trong những thách thức quan ngại là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuân thủ Trách nhiệm xã hội DN do mỗi nhà nhập khẩu đều có bộ tiêu chuẩn (CoC) riêng khác nhau. Do vậy, ví dụ DN đạt tiêu chuẩn Môi trường của bộ ISO 14000 hay 14001 nhưng chưa chắc đã đạt tiêu chuẩn Môi trường của nhà nhập khẩu sản phẩm vào thị trường Châu Âu. Do vậy, DN muốn phát triển không ngừng nỗ lực tham gia
đạt các CoC của nhà nhập khẩu. Hiện nay, xu thế chung của thế giới là sản phẩm phải thân thiện với môi trường, hàng dán “nhãn xanh” của việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
năng lượng.
Bên cạnh ngành Dệt may, ngành Giầy da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm, và là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành Dệt may và là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nội địa ngành da giày Việt Nam có nhiều bất lợi lớn. Một trong những bất lợi đầu tiên phải kể đến là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, công nghệ
yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính. Hiện nay ngành da giày Việt Nam
phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài
được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗđứng trên thị trường quốc tế. Ngoài những DN “nhắm” đến xuất khẩu là có đầu tư, số còn lại công nghệ khá lạc hậu. Bản thân lãnh đạo trong ngành cũng thừa nhận điều đó. Họ cho rằng, nhìn chung tất cả các ngành kinh tế hiện nay của hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn là công nghệ lạc hậu, trong đó phải kểđến ngành giấy, ngành dệt may, ngành in, ngành chế biến thực phẩm... Gần đây trong một hội thảo về sản xuất và tiêu thụ bền vững diễn ra tại Nha Trang, ông Bùi Ngọc Khoa, Viện nghiên cứu Da giày cho biết “Ngành da giày sử dụng nhiều nguyên liệu, hóa chất, nước và năng lượng. Thiết bị và công nghệ chủ yếu ở dạng trung bình và lạc hậu nên phát sinh nhiều chất thải. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với ngành da giày là rất lớn. Trên thực tế số doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng mới chỉ chiếm khoảng 10%”.
Theo thống kê, trong 30 ngành được liệt kê về mức độ làm tổn hại môi trường thì bảng đưới đây đánh giá ô nhiễm trong các lĩnh vực quan trọng, cho thấy, lĩnh vực Footwear (Da giầy) đứng thứ 7 trong 30 lĩnh vực gây ô nhiễm trầm trọng trong không khí, đứng thứ 4 gây ô nhiễm nước và thứ 11 cho đất.
Bảng 3.4 Chỉ số xếp hạng ô nhiễm quốc gia trong 30 lĩnh vực
Nguồn: ISPONRE
Trong khi đó, các doanh nghiệp da giày có rất nhiều cơ hội tiết kiệm chi phí năng lượng như tận dụng năng lượng mặt trời; Kiểm soát hệ thống lò đốt, nồi hơi,
đường ống dẫn; thay thế thiết bị cũ hay đơn giản như cải thiện hệ thống chiếu sáng. Trên thực tế không ít doanh nghiệp đã thu lợi tiền tỷ từ việc đầu tư các giải pháp sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng.
Theo tính toán của các chuyên gia trong và ngoài nước ở Việt Nam cường độ tiêu tốn năng lượng trong các doanh nghiệp rất cao, khoảng 0,776 T0E/USD. Trong khi đó, các nước trong khu vực như Thái Lan là 0,215 T0E/USD, Malayxia là 0,23 TOE/USD... Tổng tổn thất truyền tải và phân phối điện năng của Việt Nam lớn gấp 2 lần so với Thái Lan và Malayxia, gấp 3 lần so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo đánh giá, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong một số ngành sản xuất của Việt Nam rất lớn..
Bởi vậy, chúng tôi xin chọn DNNVV lĩnh vực Da giầy và Dệt may để Nghiên cứu Xây dựng Chương trình nâng cao nhận thức về Tăng trưởng xanh với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc thực hiện nội dung Chiến quốc gia TTX. Theo
đó, chúng tôi nhấn mạnh vào nội dung Chiến lược số 2 là: Xanh hóa sản xuất nhằm thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm. Những chủ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Giá trị sản phẩm
kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50 %, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn
đấu đạt 3 - 4% GDP.
Hộp 3.1: Cần truyền thông nâng cao nhận thức đến đối tượng DN
GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ: “Doanh nghiệp là đối tượng khai thác và sử dụng tài nguyên đất, nước, năng lượng, nguyên vật liệu... Nếu nói một cách thẳng thắn, DN là đối tượng sử dụng và tài nguyên. Do vậy, họ cũng là đối tượng bị hại khi tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm. Như thế, đứng trước áp lực “gậy ông đập lưng ông” DN buộc phải đổi mới. Nếu DN tham gia ứng phó với BĐKH, TTX thông qua đổi mới kỹ thuật, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng... họ là người được hưởng lợi đầu tiên”
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên gia)
Có truyền thông nâng cao nhận thức, DN biết mấu chốt vấn đề, họ sẽ tìm hiểu và có thể sẽ áp dụng sớm muộn trong tương lai. Bởi vì, theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da giầy Việt Nam đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt khoảng 16,5 tỷ USD. Đểđạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp da giày đang từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành hàng, đổi mới máy móc thiết bị, cập nhật công nghệ tiên tiến.