0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Mục tiêu 42

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 53 -53 )

2.  M ục tiêu nghiên cứu

3.3.2.1 Mục tiêu 42

a, Hướng đến nền Kinh tế xanh

Các sáng kiến được các cơ quan Liên hợp quốc thúc đẩy hướng tới nền kinh tế

xanh như: Nông nghiệp thông minh với khí hậu (FAO phát động), Đầu tư công nghệ

sạch (WB), việc làm xanh (ILO), Kinh tế xanh (UNEP), Giáo dục vì sự phát triển bền vững (UNESCO), Xanh hóa khu vực y tế (WHO), Thị trường công nghệ xanh (WIPO), Tiêu chuẩn công nghệ thông tin xanh (ITU), Giải pháp năng lượng xanh (UN WTO), Sản xuất sạch hơn và hiệu quả sử dụng tài nguyên (UNEP và UNIDO), các thành phố và biến đổi khí hậu (UN-HABITAT), Tái chế tàu biển (IMO),… đang thu

được nhiều kết quả tốt đẹp.

Theo tính toán của UNEP, năm 2009, cộng đồng EU và Mỹđã tạo ra 2 - 3,5 triệu việc làm khi xây dựng các tòa nhà xanh, Trung Quốc tạo nên 10 triệu việc làm trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo với doanh thu 17 tỷ USD/năm. Ngân hàng thế

năng lượng, vận tải ở các nước đang phát triển có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu. Những dữ liệu thực tế

này cho thấy, gieo mầm kinh tế xanh, tạo nên tăng trưởng xanh là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai.

Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tếđang mở ra cơ hội cho Việt Nam xây dựng mô hình PTBV trong bối cảnh biến đổi toàn cầu hướng đến nền “Kinh tế xanh”. Vì thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầu cấp thiết và hiện thực hóa con đường phát triển kinh tế một cách bền vững và xóa đói, giảm nghèo.

Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là một nội dung quan trọng của PTBV, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh là phương thức thúc đẩy quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử

dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải KNK, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Mục tiêu cuối cùng của Truyền thông TTX đến DN là giúp DN hiểu được rõ 3 mục tiêu của Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh gồm: 1) Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến

trường; 2) Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải KNK, góp phần ứng phó hiệu quả với BĐKH, và 3) Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành công nghiệp xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.

Trong khuôn khổ Luận văn Thạc sĩ này, chúng tôi mong muốn tác động đến nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2020 đó là DNNVV tham gia thực hiện mục tiêu “Giảm CĐPTKNK 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên 1 đơn vị GDP 1-1,5%/năm: Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng 10- 20% so với phương án phát triển bình thường; Trong đó chỉ tiêu chủ yếu đến 2020: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP: 42-45%; áp dụng công nghệ sạch hơn 50%; tỷ lệ các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%” Tựu chung lại, kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình phát triển kinh tế

dựa trên PTBV và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Các hoạt động trong nền kinh tế

xanh tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng

đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng nhất), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, Chính phủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược: Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 về

việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 432/Qđ-TTg ngày 12/04/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 1393/Qđ-TTg ngày 25/09/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về

tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số

339/Qđ-TTg ngày 19/02/2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Nội dung các văn bản này đã bao quát hầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăng trưởng xanh, và là cơ sở pháp lýđể thúc đẩy TTX ở Việt Nam.

Trong kinh tế xanh, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng trưởng, đổi mới nền kinh tế và phúc lợi xã hội. Khi mà sinh kế của một bộ

phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như BĐKH, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp phần cải thiện sự công bằng xã hội, và

có thể được xem như là một hướng đi tốt để phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh còn là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ hiện nay cũng như cho những thế hệ mai sau.

Như vậy, khái niệm “kinh tế xanh” không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho PTBV. Nói cách khác, kinh tế xanh không thay thế PTBV mà là chiến lược kinh tếđể đạt được các mục tiêu PTBV.

A B

Hình 3.4. Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) (A) và Kinh tế xanh, con đường PTBV (European Environment Agency, eea.europa.eu) (B)

b, Kinh tế xanh giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Bất kể một nội dung các Chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội nào cũng đều đưa ra giải pháp thực hiện. Một trong những giải pháp quan trọng

đó là công tác truyền thông nâng cao nhận thức. Mục tiêu của Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức để DNNVV hiểu rõ được Kinh tế xanh, con dường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. "Kinh tế xanh" là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái (Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP, 2011). Hiểu một cách đơn giản, Kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thải cácbon, tiết kiệm tài nguyên, tạo ra việc làm và công bằng xã hội.

Theo tính toán, chỉ cần đầu tư khoảng 1,25% GDP toàn cầu vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành và phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm cả nhiên liệu sinh học thế hệ hai, mức độ tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới có thể giảm đi 36% vào năm 2030 và lượng khí CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm từ

30,6 tỷ tấn năm 2010 xuống 20 tỷ tấn năm 2050. Thêm vào đó, nhờ vào nông nghiệp xanh, kịch bản kinh tế xanh ước tính có thể giảm nồng độ KNK xuống 450ppm vào năm 2050, một mức độ được cho là hợp lý và đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu

ở ngưỡng 20C.

Các khoản đầu tư xanh để tăng nguồn cung cấp nước, mở rộng khả năng tiếp cận, cũng như cải thiện quản lý sẽ cung cấp thêm 10% nguồn cung nước toàn cầu cả trước mắt và lâu dài, thêm vào đó có thể góp phần duy trì nguồn tài nguyên nước ngầm và nước mặt. Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, ngành tiếp tục tập trung phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về

giá trị gia tăng của sản phẩm Dệt may. Thông qua việc thực hiện 3 chương trình trồng bông, dệt vải chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực có tính quyết định

đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của ngành Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để đóng góp vào công cuộc phát triển ngành dệt may đúng theo chiến lược đã đề ra, từng bước đưa Việt Nam vào top 5 các nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 53 -53 )

×