Nâng cao nhận thức TTX với DN 38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 49)

2.  M ục tiêu nghiên cứu

3.1.1.3 Nâng cao nhận thức TTX với DN 38

Truyền thông bản thân là một vấn đề khó, bởi vì thông thường, trong bất kể một vấn đề gì, bất kể là ai, tổ chức nào phát ngôn hoặc cung cấp một thông tin/ thông điệp chưa chắc đối tượng đã nghe, khi đã nghe chưa phải là đã hiểu và có hiểu thì cũng không phải đã chấp nhận thông tin, chấp nhận rồi chưa chắc đã là áp dụng, khi áp dụng chưa phải đã duy trì.

Hình 3.1: Những rào cản của truyền thông.

Nguồn: Trần Phong, 2012

Bởi vậy, người làm truyền thông, đơn vị truyền thông, đặc biệt là truyền thông môi trường, BĐKH, TTX luôn luôn phải xác định là vấn đề cực khó. Khó là vì liên quan trực tiếp đến kinh tế, trong đó kinh tế của DNNVV là đối tượng then chốt đang gặp khó khăn. Khi DNNVV đang được xác định là đối tượng tận phá tài nguyên, phát thải ra môi trường lượng khí nhà kính cao thì việc nâng cao nhận thức của họ dẫn đến thay đổi, sản xuất phương thức an toàn, không tận phá tài nguyên, thân thiện với môi trường là điều cực khó.

Hình 3.2 Những khó khăn của truyền thông.

Nguồn: Trần Phong, Bài giảng tập huấn Truyền thông TTX, 2012.

Theo khảo sát của chúng tôi, mặc dù nhiều DN đã thực hiện sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng... nhưng hầu như 100% DN chưa có kế hoạch cụ thể thực hiện Chiến lược quốc gia TTX. Một trong những nguyên nhân chính là Chiến lược này mới ban hành tháng 09/2012 và Kế hoạch hành động chiến lược cũng mới ban hành cách đây vài tháng (04/2014).

Mặc dầu vậy, theo nghiên cứu của chúng tôi, rất nhiều DN đã có các hoạt

động truyền thông ứng phó với BĐKH thông qua các hoạt động tiết kiệm năng lượng, BV môi trường… Khảo sát với 120 người đại diện cho DN Dệt May, Da giày, và một số DN đại diện cho lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ thì có kết quả 77% đã tham gia tắt điện hưởng ứng “Giờ trái đất”, 90% có hoạt động trong ngày Môi trường Thế giới và 90% cũng tham gia các hoạt động tiết kiệm năng lượng, sử

dụng thiết bị điện an toàn trong DN. Theo tính toán của các chuyên gia tại Việt Nam, Giờ Trái đất chiến dịch Giờ Trái đất đã trở thành hoạt động cộng đồng quen thuộc với người dân trên cả nước. Chiến dịch Giờ Trái Đất 2013 tại Việt Nam đã thu hút sự tham gia của tất cả tỉnh, thành phố, tiết kiệm được 401.000 kWh. Chỉ

riêng Hà Nội trong một giờ tắt điện đã tiết kiệm được 219.000 kWh, tương đương lượng điện cung cấp cho một huyện trong một ngày. Điều này đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ và người dân Việt Nam trong hành động chống biến đổi khí

Bảng 3.2 DN Da giầy, Dệt may được biết các hoạt động ứng phó với BĐKH, tiết kiệm năng lượng hướng đến thực hiện TTX thông qua.

Tỉ lệ: %

Doanh nghiệp được biết các sự kiện/hoạt động tiết kiệm năng lượng

Bản thân DN Báo chí, truyền hình Văn bản chỉ đạo Không biết Giờ Trái đất 77 13 8 2

Ngày Môi trường Thế giới 90 5 5 0

Ngày nước Thế giới 75 21 4 0

Ngày Đa dạng sinh học 65 15 13 7

Hướng dẫn sử dụng an toàn và tắt thiết bị sau khi không sử dụng

90 10 0 0

Nguồn: Kết quảđiều tra tham vấn DN

Cũng theo khảo sát của chúng tôi, đã có 90% DN hưởng ứng “Giờ trái đất” -

sáng kiến toàn cầu của Tổ chức Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã WWF về BĐKH.

Truyền thông, nâng cao nhận thức được xác định là “mưa dầm thấm lâu”, bởi vậy đơn vị thực hiện công tác này phải xác định rõ các bước cụ thểđể đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức cho đối tượng là gì.

Hình 3.3 : Mục tiêu của truyền thông, nâng cao nhận thức.

Nguồn: Trần Phong, 2012.

Bên cạnh đó, khi thực hiện nâng cao nhận thức đối với DN phải xác định rõ, loại hình DN và thuận lợi, khó khăn khi thực hiện truyền thông, nâng cao nhận thức

cho họ. Ví dụ, với DN Da giầy và Dệt may họ đều sử dụng nguồn nước nóng, chất tẩy... bởi vậy, khi thực hiện chương trình nâng cao nhận thức, yếu tốđầu tiên cần chú trọng là vấn đề năng lượng và xử lý chất thải. Nhưng quan trọng hơn, DN có một đội ngũ kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản về chuyên môn, bởi vậy người làm nâng cao nhận thức cũng phải nắm rõ yếu tố kỹ thuật. Có thể nói, kỹ thuật môi trường/TTX cũng như BĐKH là một lĩnh vực thách thức với đội ngũ làm truyền thông, nâng cao nhận thức. Có chuyên môn truyền thông, nhưng lại không có chuyên môn kỹ thuật và ngược lại. Bởi vậy, để chương trình nâng cao nhận thức được thành công, tất cả các yếu tố thuận lợi và khó khăn trên đều được xem xét khi thực hiện một Chương trình truyền thông đến đối tượng. Ngoài ra, môi trường truyền thông cũng phải được đặc biệt chú trọng để nâng cao tính hiệu quả của chương trình (Nguyễn Đức Ngữ, 2012).

Hiện truyền thông nâng cao nhận thức TTX có được sự thuận lợi lớn từ nền tảng các Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ Môi trường, về

BĐKH, về PTBV. Các thông tin khoa học đã chỉ rõ Kinh tế xanh là một cơ hội để

DNNVV hội nhập sâu rộng hơn với xu hướng phát triển xanh toàn cầu, bởi Việt Nam có những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên vị thế, dân số, xã hội - những tiền đề tốt cho nền Kinh tế xanh. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biển, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối…), yếu tố quan trọng nhất trong Kỷ nguyên Năng lượng - Khí hậu sắp tới. DNNVV giúp phát triển đa dạng hóa nền kinh tế, dựa trên sự đa dạng vềđịa hình, khí hậu và tài nguyên/các hệ sinh thái để khai thác thế mạnh của vốn tự nhiên. DNNVV cũng đang đóng góp một phần đáng kể vào ngành công nghiệp không khói , đặc biệt là du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo và

đa dạng (28 di sản tự nhiên và văn hóa thế giới, 128 khu bảo tồn trên cạn, 5 khu Ramsa, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới…).

Vấn đề truyền thông TTX có những khó khăn, thách thức, nguyên nhân do trong bối cảnh nhận thức và trình độ phát triển nói chung còn thấp, DNNVV phát triển chậm sau những năm chiến tranh kéo dài đang để lại những di hại không nhỏ, cần có thời gian và nguồn lực lớn để khắc phục. Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, còn nhiều lãng phí, tài nguyên thiên nhiên (vốn tự nhiên) nhất là tài nguyên sinh vật bị suy thoái nghiêm trọng, tài nguyên không tái tao cạn kiệt. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Do đó, chất lượng sản phẩm thấp, phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, gia tăng phát thải KNK. Các ngành kinh tế “nâu” vẫn

năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt… chưa phát triển. Thêm vào đó, nhiều ngành hỗ trợ, giải quyết vấn đề môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp tái chế… còn yếu kém.

Có thể nói, mặc dù Chiến lược TTX mới ban hành, Kế hoạch hành động TTX cũng mới được đưa đến các Bộ, ngành, cơ quan soạn thảo cho hành động thực hiện, song ở các DN khảo sát đã có những hoạt động ứng phó với BĐKH tiến tới sản xuất xanh, tăng trưởng xanh để PTBV. Tuy nhiên, để thực hiện một cách bài bản, cụ thể

vào từng mục tiêu cảu Chiến lược TTX thì rất cần công tác truyền thông để Chiến lược

đến được với DN.

Mục tiêu cao nhất của Truyền thông giúp nâng cao nhận thức qua những thông tin cải tiến trong quy trình vận hành và việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình với hiệu quả sử dụng cao hơn và đặc trưng riêng. Công nghiệp xanh giảm thiểu phát sinh chất thải và khí thải. Chiến lược TTX tạo nhiều cơ hội để DN phát triển, từ

việc tái chế và phục hồi tài nguyên đến hỗ trợ xúc tiến và triển khai các giải pháp sử

dụng năng lượng hiệu quả từ DN đến DN và năng lượng tái tạo trong công nghiệp bên cạnh việc thu hồi, quả lý và thải bỏ chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)