Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang (Trang 100)

6. Kết cấu của luận văn:

4.2.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước

- Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đây là nội dung hết sức quan trọng và là yếu tố dài hạn. Để nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng với việc thu hút đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, cần phải có các giải pháp cụ thể sau:

Thực hiện triệt để, làm tốt mọi khâu trong quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 đã được tỉnh phê duyệt.

Mở rộng quy mô dạy nghề, giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp với nhiều hình thức học tập, đào tạo linh hoạt để tạo điều kiện cho mọi người học tập tốt nhằm phát triển mạnh nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 75% lao động qua đào tạo, trong đó có 55% được đào tạo nghề. Phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, dạy nghề, mở rộng hình thức dạy nghề trực tiếp trong các DN. Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề cho các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất gắn với nhu cầu của nhà đầu tư.

Đào tạo nhân lực và dạy nghề gắn với nhu cầu DN là mục tiêu tỉnh cần chú trọng trong việc phát triển hệ thống các trường nghề, đào tạo nghề tại địa phương. Đồng thời nâng cao hiệu quả dịch vụ giới thiệu việc làm, thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, chủ động liên kết lao động với các tỉnh, thành phố khác để tạo nguồn cung lao động cho DN.

Kết nối trường nghề, trung tâm dạy nghề với gắn với KCN. Mô hình KCN tự đào tạo nghề, gắn kết với các trường nghề là định hướng có nhiều ưu thế. Trước hết, các trường nghề là nơi nắm rõ nhất nhu cầu lao động của các DN trong KCN. Mức độ kết nối giữa hoạt động đào tạo và hoạt động thực tiễn cũng thuận lợi hơn như

99

học viên có thể thực tập tại các DN, tiếp cận được môi trường làm việc và máy móc, thiết bị thực tế trong DN. Từ phía DN đầu tư hạ tầng KCN, có được trung tâm đào tạo nghề dành riêng cho KCN là một lợi thế trong thu hút các dự án đầu tư trong bối cảnh nguồn nhân lực có tay nghề chất lượng ngày càng khan hiếm. Các DN hoạt động trong KCN và các DN vùng phụ cận cũng có thể dễ dàng lựa chọn được học viên nghề phù hợp trong quá trình đào tạo, thuận lợi hơn trong việc đặt hàng trường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân lực của mình.

Phải tập trung đào tạo ra nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao, vừa đảm bảo chất lượng đại trà vừa chú ý các mũi nhọn, trọng điểm, tích cực phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài. Có chính sách thu hút người tài, giỏi, cán bộ khoa học về công tác tại tỉnh.

Xây dựng chương trình chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý công chức, viên chức nhà nước nhằm đáp ứng với hội nhập kinh tế thế giới. Xúc tiến thành lập Trung tâm dự báo và cung cấp nhân lực của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 trở đi có trên 95% cán bộ cấp xã và huyện được bồi dưỡng kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế; 100% cán bộ công chức, viên chức được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đào tạo, giáo dục cho công nhân có ý thức người lao động, thay đổi thói quen tùy tiện, khắc phục tình trạng vô ý thức kỷ luật. Giáo dục cho công nhân yêu nghề, yêu nhà máy xí nghiệp, yêu máy móc thiết bị, tài sản của nhà máy từ đó họ có ý thức bảo vệ tài sản, máy móc của nhà máy.

Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập quốc tế.

Khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo hướng xã hội hóa; chú trọng hình thức hợp tác với DN sử dụng lao động để đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu sử dụng. Đối mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo những ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của các DN trên địa bàn.

100

Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao phù hợp với yêu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, tăng quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có; thực hiện chính sách xã hội hoá dạy nghề theo chủ trương của nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục thành lập các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật tại Bắc Giang, đặc biệt là những nghề mũi nhọn, trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao. Thực hiện các hình thức liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuẩn hoá giáo viên dạy nghề trên cơ sở đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn. Thu hút cán bộ đào tạo trẻ, giỏi và có kế hoạch đào tạo lại, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề…

Cần tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn trên các phương tiện Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang và trang Web của tỉnh www.bacgiang.gov.vn để những người làm công tác khoa học trong và ngoài tỉnh, con em từ mọi miền có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, có tâm huyết đóng góp trí tuệ, xây dựng quê hương.

- Về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư theo hướng phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch cho các cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước và giám sát đối với hoạt động đầu tư. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong giải quyết các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tăng cường giám sát, rút ngắn thời gian thẩm định, thẩm tra cấp GCNĐT.

Tăng cường công tác quản lý dự án sau cấp phép đầu tư. Thực hiện việc giám sát, theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư theo thỏa thuận thực hiện dự án: tiến độ, vốn thực hiện,... kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường,... tăng cường các biện pháp giám sát kiểm tra về công nghệ, máy móc thiết bị của các dự

101

án ĐTNN. Kiên quyết xử lý những dự án có vi phạm, đặc biệt là những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Rà soát, thu hồi GCNĐT đối với các dự án có vi phạm nghiêm trọng hoặc không triển khai thực hiện dự án theo quy định. Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định tại GCNĐT về huy động vốn và giải ngân. Giám sát chặt chẽ mức vay vốn trong và ngoài nước của nhà đầu tư. Thường xuyên theo dõi, giám sát để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra tranh chấp tại khu vực ĐTNN (tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên, tranh chấp giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh,... ). Xử lý tốt các tranh chấp đã xảy ra, ưu tiên biện pháp hòa giải, thương lượng. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án (liên quan đến thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh, xử lý các vấn đề xung đột lợi ích giữa người lao động với chủ đầu tư). Hỗ trợ nhà ĐTNN trong việc kết nối với các DN trong nước, và giữa các nhà ĐTNN; tổ chức các hội nghị, hội thảo, gặp mặt, hỗ trợ xây dựng các hội, hiệp hội của các nhà đầu tư tại địa phương.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang (Trang 100)