Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang (Trang 80)

6. Kết cấu của luận văn:

3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.3.2.1. Hạn chế

Một là, kết quả thu hút đầu tư thấp

Các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn thời gian qua tuy năm sau cao hơn năm trước nhưng chủ yếu vẫn là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn kinh tế lớn ở trong nước cũng như nước ngoài. Trên 90% các dự án đầu tư trong nước có quy mô nhỏ và vừa; các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều về số dự án nhưng quy mô vốn đăng ký thấp (các DN có số vốn đăng ký dưới 1 triệu USD chiếm 40,7%, các DN có số vốn đăng ký từ 2 triệu

79

đến 9 triệu USD chiếm 48,8%, các DN có vốn đầu tư trên 10 triệu USD, chiếm 10,5% tổng số dự án). Chất lượng của các dự án thu hút cả trong và ngoài nước còn hạn chế. Chưa thu hút được nhiều các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao có tính chất đột phá trong thu hút đầu tư.

Hơn nữa các án đầu tư được thu hút vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản còn nhiều hạn chế. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp từ trước đến nay chỉ chiếm 6,4 % tổng số dự án và chiếm 1,7% về vốn đầu tư đăng ký của các dự án, chưa có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân và phát triển nông thôn, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực thấp

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều hạn chế, thể hiện ở những tiêu chí cơ bản như số lượng cơ sở đào tạo nghề ít, tỷ lệ qua đào tạo và đào tạo nghề chưa cao, lao động thủ công vẫn là nguồn lực chính của tỉnh. Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào rất nhiều phẩm chất, tâm lý xã hội của nguồn nhân lực.

Ngoài yếu tố thể lực và trí lực, quá trình lao động đòi hỏi phải có một loạt các phẩm chất khác như tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp... Tuy nhiên, thực tế cho thấy ý thức kỷ luật, tác phong làm việc của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN, người lao động còn tự do nghỉ việc, chưa chấp hành giờ giấc, nội quy, quy định trong các xí nghiệp, công ty.

Theo đánh giá của các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có tới 60% các DN không hài lòng về chất lượng lao động tại địa phương. Các DN phàn nàn nhiều về ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động rất kém, thường xuyên vi phạm nội quy của xí nghiệp, tự do nghỉ việc, đặc biệt là vào dịp gia đình có giỗ, có đám cưới hỏi và sau ngày lĩnh lương công nhân có thể nghỉ việc mấy ngày, thậm chí không xin phép. Bên cạnh đó ý thức chấp hành nội quy lao động chưa cao, hay làm việc riêng trong giờ làm việc dẫn tới tỷ lệ công nhân bị tai nạn lao động cao.

80

Ba là, chất lượng công vụ chưa cao, thủ tục hành chính rườm rà

Hàng năm tỉnh luôn tổ chức việc tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước qua đó đã đánh giá được những thành tựu đã đạt được. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế như thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà, chồng chéo, khó khăn trong thực hiện. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã được triển khai thực hiện ở hầu hết các cơ quan, nhưng vẫn mang nặng tính hình thức, dẫn đến kém hiệu quả, không phát huy được bản chất của cơ chế “một cửa”. Hơn nữa năng lực quản lý nhà nước của một bộ phận cán bộ công chức bộc lộ những yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Bên cạnh đó hiện tượng tham nhũng, tác phong làm việc quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, coi thường đạo đức nghề nghiệp, thái độ vô cảm của một bộ phận cán bộ công chức ở nhiều cơ quan công quyền vẫn còn tồn tại. Vấn đề về rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước còn mang nặng tính hình thức, dẫn tới việc các nhà đầu tư không thực hiện đúng, đầy đủ mục tiêu dự án khi đã được cấp GCNĐT, gây ra những tổn thất không nhỏ cho sự phát triển KT - XH của tỉnh.

Việc thực hiện cơ chế phối hợp trong giải quyết công việc kém hiệu quả. Khi có công việc cần phối hợp thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản, tuy nhiên nhiều sở ngành không tham gia trả lời văn bản, hoặc không tự giác trả lời văn bản, mà thường cơ quan chủ trì hoặc chủ đầu tư có dự án phải đôn đốc, thậm chí phải đến gặp trực tiếp lãnh đạo và cán bộ được phân công xử lý. Do vậy đã làm mất nhiều thời gian của DN, chi phí thực hiện dự án tăng lên, dẫn đến những chi phí được gọi là không chính thức tăng lên. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tham nhũng ở một bộ phận cán bộ, công chức.

Bốn là, kết cấu hạ tầng còn thấp kém

Tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian qua. Tuy nhiên kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn thấp kém chưa có tác động mạnh tới các nhà đầu tư.

Hệ thống đường quốc lộ chạy qua tỉnh nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng, việc duy tu, sửa chữa chưa theo kịp do việc huy động vốn có nhiều hạn chế làm ảnh

81

hưởng không nhỏ tới sự phát triển KT - XH của địa phương. Hệ thống các tuyến đường nội tỉnh rất hẹp và chủ yếu là đường cấp thấp, ít đường bê tông. Các tuyến đường giao thông nông thôn chủ yếu là 3 - 4 mét, chất lượng đường kém.

Hệ thống lưới điện cũng tỏ rõ sự xuống cấp, việc đầu tư xây dựng mới chưa theo kịp cho sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư thiếu đồng bộ, phần lớn không có đường điện riêng cho sản xuất mà thường chung đường điện sinh hoạt, nên không thể ưu tiên cung cấp điện cho sản xuất được, khi cắt điện sinh hoạt sẽ kéo theo việc mất điện ở các DN sản xuất. Việc mất điện diện rộng xảy ra thường xuyên vào mùa khô không được báo trước cũng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các DN.

Hạ tầng cấp thoát nước rất hạn chế, hầu như mới chỉ có hệ thống cấp nước ở các đô thị trung tâm là đảm bảo, tại các KCN vẫn chưa có hệ thống cấp nước máy cho các DN, mà chủ yếu sử dụng nguồn giếng khoan nên không ổn định và thiếu khối lượng cung cấp cho sản xuất.

Hệ thống viễn thông, Internet không ổn định, nhiều nơi chưa có đường dây điện thoại tới. Sóng điện thoại yếu, không ổn định, thường xuyên nghẽn mạch, ảnh hưởng lớn đến các cuộc đàm thoại.

Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh tuy tăng lên về số lượng, nhưng chất lượng phụ vụ còn kém, cơ sở vật chất trang thiết bị cũ kĩ lạc hậu làm cho các DN không yên tâm đầu tư.

Việc đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN còn chậm, thiếu đồng bộ, quy mô KCN còn nhỏ, do vậy chưa có nhiều quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư.

Năm là, chính sách thu hút đầu tư chưa hấp dẫn

Bắc Giang chưa có chính sách thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn. Hiện nay tỉnh chủ yếu áp dụng khung chính sách mà trung ương ban hành, vì vậy mà không hấp dẫn các nhà đầu tư, vì tỉnh có hạ tầng kỹ thuật thấp, giao thông kém thuận lợi, chất lượng nguồn nhân lực thấp, cho nên nếu chỉ áp dụng khung chính sách do trung ương ban hành thì khó có thể thu hút được đầu tư. Trong khi đó các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm đầu tư vấn đề quan trọng

82

nhất là xem xét các yếu tố chi phí đầu tư và hiệu quả đầu tư. Việc ban hành văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai còn thiếu và chưa đồng bộ nên quá trình triển khai các thủ tục đầu tư còn gặp khó khăn, chưa có những quy định của nhà nước để kiểm tra, giám sát năng lực tài chính của các nhà đầu tư.

Sáu là, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực điều hành thấp

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển DN dân doanh.

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) tiếp cận

đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) môi trường kinh doanh minh bạch và

thông tin kinh doanh công khai; 4) chi phí không chính thức thấp; 5) thời gian thanh

tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) môi

trường cạnh tranh bình đẳng; 7) lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết

vấn đề cho DN; 8) dịch vụ hỗ trợ DN phát triển, chất lượng cao; 9) chính sách đào

tạo lao động tốt; và 10) thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

Bảng 3.7. Kết quả xếp hạng PCI chung của Bắc Giang qua các năm Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2006 55,99 15 Tốt 2007 55,48 33 Khá 2008 47,44 50 Tương đối thấp 2009 57,5 37 Khá 2010 58,02 32 Khá 2011 60,79 23 Tốt 2012 57,08 31 Khá 2013 54,79 49 Tương đối thấp

83

Qua bảng 3.7 có thể thấy năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực điều hành của tỉnh còn ở mức độ thấp. Riêng năm 2013, chỉ số PCI của Bắc Giang chỉ đạt 54,79 điểm, đứng thứ 49/63 tỉnh thành, giảm 18 bậc so với năm 2012 và giảm 26 bậc so với năm 2011 thuộc nhóm điều hành tương đối thấp. Cụ thể, ở các tiêu chí đánh giá có nhiều chỉ tiêu rất cơ bản của Bắc Giang bị DN đánh giá kém đi. Trong đó đáng chú ý nhất là thời gian DN chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trung bình tăng từ 45 ngày cách đó 2 năm lên 228 ngày năm 2013. Nhận xét về bộ phận “một cửa” của tỉnh, có 79,1% DN cho rằng cán bộ tại bộ phận “một cửa” chưa am hiểu về chuyên môn, chưa nhiệt tình, thân thiện. Bên cạnh đó, tới 83,8% DN cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận “một cửa” của cán bộ còn hạn chế. Về chỉ số chi phí thời gian, có tới 34,07% DN được hỏi là DN dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước (năm 2012 là 13,9%).

Ở chỉ số tiếp cận đất đai, có tới 73,6% DN cho biết gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đối với vấn đề tính minh bạch thì 1/3 DN được khảo sát cho rằng việc thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; 62,37% DN phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức; 12,5% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; 45,24% DN cho rằng hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế.

Trước hết, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu

tư, xây dựng, đất đai còn thiếu và chưa đồng bộ nên quá trình triển khai các hoạt động đầu tư còn gặp khó khăn, chưa có những quy định của nhà nước để kiểm tra, giám sát năng lực tài chính của các nhà đầu tư nên việc cấp phép đầu tư còn dàn trải, nhiều dự án không khả thi, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất…

Thứ hai, tuy môi trường pháp lý đã được định hình với các cơ chế, chính sách

cụ thể nhưng các quy định pháp luật có liên quan của cả trung ương và địa phương chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa nhất quán, chưa hợp lý và chưa tiên

84

liệu được. Tỉnh chưa có một cơ chế hợp tác trong quản lý, điều hành thực hiện các chính sách vì vậy hiệu quả thực hiện các chính sách thấp và thiếu hiệu lực. Công tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Hành động cụ thể của cán bộ nhà nước vẫn bị ảnh hưởng nặng và nằm trong cơ chế “xin - cho”, chưa chuyển sang được cơ chế tự hành. Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tư đã được xác lập, hoạt động nhiều khi còn mang tính hình thức; năng lực chuyên môn hạn chế của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ cũng là vật cản và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Thứ ba, tỷ lệ người lao động có tay nghề đã qua đào tạo còn hạn chế, không

đáp ứng được nhu cầu, các DN phải mất nhiều thời gian và công sức đào tạo nghề sau khi tuyển công nhân vào làm việc. Trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế, chưa thấy được nhu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nên chưa ủng hộ đối với các dự án đầu tư, khó thích nghi với chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Trình độ cán bộ ở các cấp, các ngành còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về thu hút đầu tư, cũng như tầm quan trọng của môi trường đầu tư, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, thiếu hiểu biết về pháp luật, trình độ ngoại ngữ…

Thứ tư, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, chưa có quỹ đất sạch để thu hút đầu tư,

đặc biệt là đất trong KCN, CCN; hệ thống giao thông kém phát triển, các dịch vụ cung cấp điện, nước chưa tốt, thường xuyên mất điện làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Các dịch vụ về tài chính - ngân hàng chậm phát triển chưa đáp ứng được các nhu cầu về giao dịch cho nhà đầu tư.

Thứ năm, do kinh tế kém phát triển nên chưa có chính sách khuyến khích và

hỗ trợ đầu tư chưa thực sự đối với DN, mặc dù các ngành đều có cơ chế tiếp nhận thông tin nhưng chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Hoạt động của một số trung tâm xúc tiến đầu tư và kinh doanh còn mang tính sự vụ, tản mạn, chưa hệ thống và thiếu định hướng theo mục tiêu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp và số lượng còn hạn chế. Hệ thống cung cấp thông tin về điều kiện đầu tư và quảng bá hình ảnh còn yếu, manh mún chưa có tác dụng tích

85

cực đối với nhà đầu tư và DN. Các dịch vụ phát triển kinh doanh và trợ giúp DN còn thụ động và chất lượng thấp. Các tổ chức đại diện của cộng đồng DN hoạt động chưa hiệu quả. Tỉnh thiếu một diễn đàn công khai, hiệu quả tập trung tiếng nói của DN và nhà đầu tư, kết nối các quan hệ giữa DN, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ DN trong tỉnh phát triển còn hạn chế, mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng ngân sách hỗ trợ rất hạn hẹp và ít biên chế.

Thứ sáu, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đồng bộ, chồng chéo,

thiếu công khai. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung như giao thông, điện, nước... công trình ngoài hàng rào KCN còn rất hạn chế. Việc tập trung nguồn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang (Trang 80)