Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tưở một số địa phương

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang (Trang 41)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3.1.Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tưở một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Ninh

Nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Ưu tiên thu hút FDI theo định hướng “sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai”, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp điện tử với các sản phẩm chủ lực như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính để bàn. Các linh kiện thiết bị máy tính như thẻ nhớ, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, bộ nhớ đệm, bộ xử lý trung tâm, các loại bảng mạch máy tính; máy ảnh, máy quay camera, linh kiện máy ảnh, máy quay camera; các sản phẩm điện tử văn phòng; các sản phẩm điện tử gia dụng cao cấp. Đồng thời, tập trung thu hút FDI vào công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp điện tử và công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp năng lượng sạch như sản xuất điện từ rác thải, năng lượng mặt trời…

Triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút ĐTNN vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư; khuyến khích các công ty đầu tư hạ tầng KCN, CCN xây dựng sẵn các nhà xưởng tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án; hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động. Đối với các dự án có quy mô lớn (vốn đầu tư từ 1.500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng

40

chính phủ. Xây dựng danh mục các lĩnh vực hạn chế thu hút đầu tư và thực hiện áp dụng hàng rào kỹ thuật (điều kiện) đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực hạn chế đầu tư.

Khuyến khích đầu tư theo hình thức BT (Xây dựng - chuyển giao), BOT (Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động và nâng tỷ trọng của vốn FDI vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước). Tỉnh cũng chú trọng chỉ đạo nghiên cứu và triển khai mô hình đầu tư hợp tác công - tư (PPP) theo Quyết định số 71/2010 ngày 9/11/2010 của Thủ tướng chính phủ.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT). Việc cấp GCNĐT phải đảm bảo các yêu cầu như sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành; hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường... Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai thực hiện.

Luôn đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư.

1.3.1.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên

Để tạo ra sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và những điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và DN và dựa trên những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của Nhà nước, Thái Nguyên đã tiến hành những biện pháp ưu đãi đầu tư và cố gắng hoàn thiện để trở thành chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương đó là:

41

Thứ nhất, chính sách ưu đãi về đất đai

Đối với nhà đầu tư trong nước: tỉnh Thái Nguyên quy định về giá thuê đất giành cho nhà đầu tư trong nước là áp dụng giá thuê đất với mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ theo từng địa bàn huyện, thành, thị; thực hiện miễn giảm tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc thi hành Luật khuyến khích Đầu tư trong nước.

Đối với các dự án ĐTNN: tỉnh Thái Nguyên thực hiện các biện pháp ưu đãi về

đất đai như sau: 1) về giá thuê đất tỉnh áp dụng mức giá tối thiểu trong khung quy

định của Chính phủ. 2) về miễn giảm tiền thuê đất tỉnh miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và miễn tiền thuê đất trong 11 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng cơ bản đưa dự án vào hoạt động.

Thứ hai, tỉnh Thái Nguyên thực hiện chính sách ưu đãi về thuế

Đối với tất cả các dự án có vốn ĐTNN đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên đều được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu: đối với máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định và phương tiện vận chuyển chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được; nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ ba, tỉnh Thái Nguyên thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề

cho lao động địa phương trong trường hợp nhà đầu tư vào sản xuất, sử dụng lao động địa phương có nhu cầu đào tạo riêng phục vụ cho sản xuất và được tổ chức tuyển dụng thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ, mức tối đa không quá 500.000 đồng/người (năm trăm ngàn đồng/01 lao động).

Thứ tư, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư bằng cách tạo điều kiện vay vốn và

hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để tổ chức sản xuất kinh doanh. Nếu vay vốn từ các ngân hàng thương mại khác thì được xem xét cấp bù lãi suất chênh lệch giữa vay tại ngân hàng phát triển và ngân hàng thương mại; hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay cho phát triển hạ tầng, CCN trong 05 năm đầu.

42

Ngoài ra Thái Nguyên còn tiến hành hỗ trợ cho DN tái đầu tư đối với các dự án thuộc ngành nghề và lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh đầu tư vào các KCN và các CCN tự bỏ ra kinh phí đền bù và san lấp mặt bằng sẽ được tỉnh hỗ trợ để tái đầu tư theo phương thức trích lại 70% số tiền DN thực nộp vào ngân sách tỉnh hàng năm trong thời gian 5 năm liên tục.

Đặc biệt kể từ năm 2006 đến nay, Thái Nguyên đã chủ động xây dựng và triển khai Đề án cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Theo đó, đã triển khai hai đề án,

một là trong giai đoạn 2006 - 2010, hai là giai đoạn 2011 - 2015. Trong triển khai

Đề án, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều nhóm giải pháp và quyết tâm thực hiện bằng được những giải pháp này nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thông thoáng hơn để thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Theo đó, gồm các nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách; nhóm giải pháp về quy hoạch; nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng; nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng; nhóm giải pháp về phân cấp, cải cách hành chính; nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư; nhóm các giải pháp khác bao gồm: tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước; tăng cường phối hợp với các địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật (nếu có) tại các DN; triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin về đầu tư đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành; quan tâm đến việc lựa chon nhà đầu tư, ưu tiên các lịnh vực đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại; tăng cường sự giám sát của nhân dân và các tổ chức đoàn thể tại địa phương đối với các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo quyết liết trong một số vấn đề như xây dựng các chương trình hỗ trợ DN phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các DN nhỏ và vừa, DN mới thành lập: đăng ký lao động, bảo hiểm, nộp thuế, hải quan, các văn bản quy phạm pháp luật mới của tỉnh và nhà nước…

43

Đồng thời, công bố rộng rãi, cập nhật thông tin về DN đã đăng ký, mới thành lập và thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho DN tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như thuận tiện trong các giao dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỗ trợ DN về tư vấn pháp lý thông tin thị trường, tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, ứng dụng KH - CN, xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo nhà quản lý và người lao động.

Tỉnh cũng khuyến khích tạo điều kiện phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, bình ổn giá, kiềm chế lạm phát trên địa bàn. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với hoạt động khuyến công để tạo hiệu quả cao hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng khuyến khích các DN tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công. Thực hiện các biện pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Đẩy mạnh sự phát triển hạ tầng, nhất là về cung cấp điện và giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để DN tăng năng suất lao động. Khuyến khích xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, xây dựng các khu công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang (Trang 41)