Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 71)

Qua 21 năm hình thành và phát triển, tuy đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nhƣng Techcombank cũng không tránh khỏi một số hạn chế trong quá trình quản trị, vẫn tồn tại và phát sinh mới các khoản nợ quá hạn. Một số hạn chế của quy trình quản trị rủi ro tín dụng còn tồn tại nhƣ sau:

Thứ nhất,nguồn thông tin đánh giá còn thiếu và yếu.

Đối tƣợng khách hàng của Techcombank phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy các báo cáo tài chính hầu nhƣ không đƣợc kiểm toán. Ngân hàng thẩm định cho vay thông qua các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp nhƣ: báo cáo tài chính, hợp đồng kinh tế, sao kê tài khoản ngân hàng ... và thẩm định thực tế cơ sở kinh doanh của khách hàng; thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các bạn hàng và CIC. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính, hợp đồng, hóa đơn... sẽ không phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh thực của khách hàng. Vì vậy, độ chính xác của thông tin đầu vào phụ thuộc rất nhiều vào tính trung thực của khách hàng và khả năng, kinh nghiệm của chuyên viên khách hàng.

Thứ hai, phƣơng pháp phân tích còn tồn tại một số hạn chế.

Quyết định cho vay của Techcombank đối với các khoản vay nhỏ phụ thuộc rất lớn vào kết quả xếp hạng tín dụng, xếp hạng tài sản, dự báo tỷ lệ nợ

quá hạn. Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng đƣợc chấm điểm trên cơ sở so sánh với giá trị chuẩn mà hệ thống xếp hạng tín dụng xây dựng. Tuy nhiên, các giá trị chuẩn này lại chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên phù hợp với biến động của kinh tế vĩ mô và vi mô, do đó khó có thể phản ánh phù hợp với điều kiện thị trƣờng của doanh nghiệp tại thời điểm xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, khi tính toán các khoảng giá trị này ngân hàng chƣa sử dụng phƣơng pháp thống kê, lựa chọn hệ số tài chính tiêu biểu cho từng ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh cũng nhƣ đặc điểm quy mô sở hữu của doanh nghiệp mà mới chỉ tham khảo thông qua chọn mẫu các doanh nghiệp điển hình. Do đó việc xây dựng hệ số so sánh trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cũng gặp khó khăn nhất định.

Thứ ba, Techcombank chƣa có quy định cụ thể về thời gian xử lý một bộ

hồ sơ xếp hạng tín dụng, quy trình xếp hạng chồng chéo làm kéo dài thời gian phê duyệt.

Hiện nay, Techcombank chƣa có văn bản cụ thể về thời gian tối đa để xử lý 1 bộ hồ sơ xếp hạng tín dụng, số lần tối đa yêu cầu chi nhánh bổ sung thông tin hồ sơ. Một số hồ sơ bị chậm tiến độ do chuyên viên quản trị rủi ro nghỉ phép, không bàn giao lại cho chuyên viên khác. Quyền lợi của chuyên viên quản trị rủi ro đƣợc tách rời với đơn vị kinh doanh có ƣu điểm sẽ cho kết quả xếp hạng khách quan nhất, tuy nhiên, lại tạo ra độ ì của chuyên viên quản trị rủi ro. Do đó, các thao tác xếp hạng tín dụng chậm, việc chuyên viên không tập trung vào hồ sơ xếp hạng, dẫn đến kéo dài thời xử lý hồ sơ.

Thứ tư, số lƣợng thông tin và hồ sơ bắt buộc phải cung cấp khi đánh

giá cấp tín dụng lớn, gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh trong việc cạnh tranh, lôi kéo khách hàng tốt.

Số lƣợng hồ sơ yêu cầu để đánh giá cấp tín dụng khá nhiều, bao gồm các hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực, các hợp đồng đã thực hiện, hồ sơ tài sản và hồ sơ phƣơng án vay vốn. Một số hồ sơ khách hàng không hài lòng khi cung

cấp nhƣ bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ, quy định về giờ làm việc, quy định về việc lƣu kho, ...(trong bộ hồ sơ năng lực). Đặc biệt với những khách hàng có quy mô lớn, doanh thu cao và có thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Do đó, để cạnh tranh thu hút khách hàng, một số cán bộ tín dụng đã tự động bỏ bớt một số hồ sơ hoặc giúp đỡ khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn, làm mất tính khách quan của quá trình phê duyệt tín dụng.

Thứ năm, điều kiện nhận tài sản đảm bảo khó khăn tiềm ẩn nhiều rủi

ro cho ngân hàng.

Ngân hàng hầu nhƣ không đồng ý cấp tín chấp cho khách hàng vay vốn, đặc biệt đối với các khách hàng nhỏ, các điều kiện về tài sản đảm bảo còn khắt khe hơn rất nhiều. Điều kiện nhận tài sản khó khăn đã phát sinh một số rủi ro nhƣ: Khách hàng có nhu cầu vay vốn nhƣng không có tài sản phải đi mƣợn tài sản của bên thứ 3 để thế chấp cho ngân hàng, tiền vay đƣợc sẽ do cả bên đi vay và bên chủ tài sản sử dụng, khi đến kỳ trả nợ gốc, lãi, 2 bên có tranh chấp hoặc 1 bên không có khả năng trả nợ, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng.

Rủi ro tài sản đảm bảo còn phát sinh trong trƣờng hợp tài sản có tranh chấp sau khi ngân hàng đã nhận thế chấp, dẫn đến khó khăn cho ngân hàng khi xử lý tài sản thu hồi nợ quá hạn.

Thứ sáu, việc kiểm tra sử dụng vốn sau vay còn chƣa phát huy hiệu

quả, chƣa kiểm soát đƣợc khách hàng vay vốn.

Theo quy định, sau 7 ngày kể từ ngày giải ngân, chuyên viên khách hàng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng tại đơn vị kinh doanh phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích. Định kỳ 1 tháng, đơn vị kinh doanh phải kiểm tra thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, do khối lƣợng công việc quá lớn, chỉ tiêu giải ngân cao nên công việc kiểm tra sử dụng vốn sau vay thƣờng bị bỏ qua. Trong nhiều trƣờng hợp, đặc biệt các khoản vay trung dài

hạn, đến khi khách hàng sắp phá sản, không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng mới biết thực trạng của khách hàng. Khi đó, việc thu hồi nợ vay là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)