Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 91)

3.3.2.1.Cải cách môi trường đầu tư trong nước, phát triển đầu tư trực tiếp:

Để tạo ra sự phát triển bền vững cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Nhà nƣớc cần có giải pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển phƣơng thức tài trợ trực tiếp, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trƣờng chứng khoán, tiếp tục cải cách môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc để khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẵn sàng bỏ vốn đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ đổi mới xắp xếp lại và cổ phần hoá DNNN ... tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trƣờng vốn hiện đại, có cấu trúc cân đối hoạt động an toàn và hiệu quả; phát triển nhanh thị trƣờng bất động sản, ... tạo hành lang pháp lý, đơn giản các thủ tục để đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng.

3.3.2.2.Hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng:

Trong điều kiện môi trƣờng pháp luật về kinh tế đang đƣợc hoàn thiện, để hạn chế rủi ro, giảm nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết để tăng cƣờng tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật, chính sách quy chế phải rõ ràng minh bạch, sửa đổi các Luật cần đi liền đồng bộ với quy định, hƣớng dẫn chi tiết. Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với NHNNVN ban hành các quy định tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong quá trình xử lý các tài sản thế chấp nhƣ:

- Thông thƣờng khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ, TCTD cho vay đƣợc quyền bán tài sản đảm bảo để thanh lý khoản nợ đó mà không phải thông qua bất kỳ một cơ quan nào, ngoại trừ khi hợp đồng tín dụng có tranh chấp. Do đó, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về Bảo đảm tiền vay của các TCTD theo hƣớng: bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của ngƣời cho vay.

- Trong giai đoạn hiện nay đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản thế chấp, nhất là bất động sản, cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ, tránh việc hình sự hoá của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động này, có cơ chế chính sách về đấu giá, phát mại các các tài sản cầm cố, thế chấp, cơ chế đặc biệt về chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, cơ chế phát mại tài sản thuộc quyền sở hữu của các DNNN, các thủ tục cấp phép liên quan đến việc phát mại tài sản. Cho phép các NHTM tham gia trực tiếp vào quá trình cơ cấu lại nợ của các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ DNNN.

- Khi thực hiện cổ phần hóa¸ DNNN có dƣ nợ vay ngân hàng chƣa trả đƣợc, đề nghị dùng nguồn bán cổ phần để trả nợ vay ngân hàng.

- Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định quyền hạn và trách nhiệm của NHTM trong việc cơ cấu lại DNNN theo hƣớng:

+ Đề án sắp xếp lại (gồm cơ cấu lại hoạt động và cơ cấu lại tài chính) của DNNN phải có sự tham gia của NHTM - với tƣ cách là chủ nợ – trƣớc khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Quá trình tham gia xây dựng đề án sắp xếp lại DNNN nếu xét thấy DNNN không thể tồn tại đƣợc, NHTM chủ động đề nghị cho phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu.

+ Trong trƣờng hợp cần thiết, NHTM có thể đƣợc quyền cử ngƣời tham gia quản trị điều hành doanh nghiệp.

- Văn bản hƣớng dẫn không tính thuế sử dụng đất đối với đất giao cho ngân hàng tới khi chuyển hẳn quyền sử dụng đất sang ngân hàng hoặc tới khi ngân hàng đƣợc phép khai thác, kinh doanh.

- Văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo các cơ quan thi hành án sớm bàn giao những tài sản đảm bảo vay đã đƣợc Tòa án tuyên giao cho NHTM.

3.3.2.3.Chính phủ cần thiết lập hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu,

quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành, địa phương trong việc yêu cầu khách nợ phải trả nợ.

Quy rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp (khách nợ) phải chịu trách nhiệm trả nợ, dù ngƣời đó mới đƣợc kế nhiệm.

Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài Toà án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty AMC chủ động trong việc phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, cho phép các NHTM tham gia trực tiếp vào quá trình cơ cấu lại nợ của các DNNN với quyền là chủ nợ.

3.3.2.4.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cơ cấu lại khu vực ngân hàng tài chính:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng bao gồm cả NHNN và cả các NHTM, là điều kiện duy trì tăng trƣởng kinh tế và hội nhập quốc tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngân hàng. Cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia khu vực ngân hàng nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính, quản trị điều hành của các NHTM Nhà nƣớc hiện nay. Đó cũng là biện pháp lâu dài làm ngăn chặn nợ xấu phát sinh, gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện, cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý nhà nƣớc và khu vực chi tiêu công.

Kiến nghị Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thƣơng mại trong đó Chủ tịch Ban là một Phó Thủ tƣớng, thành viên của Ban bao gồm đại diện cấp Thứ trƣởng của các Bộ và các cơ quan ngang Bộ: Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Tƣ pháp, Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục địa chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện ngành ngân hàng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, vấn đề nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là đòi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng Nhà nƣớc và của các ngân hàng thƣơng mại, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của rủi ro tín dụng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm, định hƣớng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Ngân hàng TMCP kỹ thƣơng Việt Nam, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trƣởng tín dụng bền vững.

Đề tài đƣợc viết trên cơ sở hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trƣờng kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và những ngƣời quan tâm trong lĩnh vực này để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Để có đƣợc luận văn tốt nghiệp này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Đào Minh Phúc - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt khóa học.

+DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của Techcombank từ năm 2010 đến năm 2013.

2. Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam: www.bsc.com.vn

3. Định hƣớng phát triển và tầm nhìn chiến lƣợc của Techcombank đến năm 2015.

4. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trƣờng tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật

5. Khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: “An toàn trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam”.

6. Moody’s, “Structured Finance Rating Transitions”, 2003.www.moody.com.vn

7. Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam: www.techcombank.com.vn

8. Nguyễn Hồng Luận – Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt”. Năm 2010.

9. Peter S. Rose, “Quản trị ngân hàng thƣơng mại”, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2004.

10. PSG.TS Ngô Thế Chi, TS Vũ Công Ty, (2001), đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thống kê.[4]

11. Quy định hƣớng dẫn xếp hạng tín dụng phân loại nợ và xét duyệt của Techcombank.

12. Quy trình quản lý và xử lý nợ tại Techcombank.

13. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam.

14. Trần Tiến Chƣơng, Luận văn thạc sĩ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Năm 2008. 15. Trung tâm khoa học thẩm định tín dụng doanh nghiệp: www.crc.vn 16. Trung tâm thông tin tín dụng: http://www.creditinfo.org.vn/

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)