Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự lớn mạnh của ngành ngân hàng, thì việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Trong các mảng cạnh tranh giữa các ngân hàng, cuộc cạnh tranh về chất xám và công nghệ hiện đại khá gay gắt. Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá nhƣ hiện nay cùng với sự kiện hiệp định Việt - Mỹ đi vào giai đoạn thực hiện, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO...thì không chỉ có cạnh tranh trong nƣớc mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng nƣớc ngoài. Trong điều kiện đó, muốn tồn tại và đứng vững trên thƣơng trƣờng, thì giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là các vấn đề mà các ngân hàng quan tâm hàng đầu.
Để làm tốt công tác xếp hạng tín dụng, các cán bộ quản lý cũng nhƣ chuyên viên khách hàng, chuyên viên quản trị rủi ro không chỉ có năng lực chuyên môn cao mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và có khả năng làm việc dƣới nhiều áp lực. Họ phải là những ngƣời có kĩ năng phân tích, có sự am hiểu tƣờng tận về nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nắm bắt đƣợc luật pháp, tập quán, thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó đƣa ra đƣợc những đánh giá chính xác về doanh nghiệp, tạo điều kiện để đƣa ra các quyết định tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Để làm đƣợc điều đó, Techcombank cần thực hiện những biện pháp sau:
Thứ nhất, ngân hàng cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân viên, xây
tối thiểu về trình độ và kinh nghiệm nhằm tuyển đƣợc những ứng cử viên có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm tốt công việc đƣợc giao. Việc tuyển dụng nhất thiết phải thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lƣợng.
Thứ hai, Ngân hàng có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại chuyên viên tín
dụng, chuyên viên quản trị rủi ro, hƣớng dẫn và tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức, cử cán bộ đi học các lớp về nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo có uy tín nhằm giúp các chuyên viên tín dụng nắm bắt kĩ hơn về kiến thức cơ bản và kiến thức phân tích tài chính một cách đầy đủ, vững chắc. Ngoài ra, phải tạo điều kiện cho họ tự nâng cao trình độ, năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm làm việc. Hơn nữa, ngân hàng phải đặt ra những điều kiện bắt buộc về chuyên môn, kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, có khả năng phân tích tài chính, phân tích dự án đầu tƣ, phƣơng án kinh doanh, nắm bắt và hiểu rõ các văn bản pháp quy, quy định, hƣớng dẫn của ngân hàng nhà nƣớc, các cơ quan bộ ngành cũng nhƣ của Techcombank. Trong quá trình làm việc, ngân hàng cũng phải thƣờng xuyên đánh giá khả năng làm việc của nhân viên và kiên quyết sàng lọc những nhân viên không đủ năng lực và tƣ cách để đáp ứng nhu cầu công việc.
Thứ ba, Techcombank cần thực hiện công tác phân công công việc theo
năng lực và sở trƣờng của từng cán bộ để phát huy hết khả năng của từng cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Những cán bộ có trình độ cao, làm việc lâu năm đƣợc phân công đảm nhiệm những khoản vay khó, có giá trị lớn, có thời hạn dài và rủi ro cao, còn những cán bộ trẻ đảm nhiệm những khoản vay nhỏ, độ rủi ro thấp. Để thực hiện phân công công việc hợp lý thì ngân hàng cần tìm hiểu về năng lực, sở trƣờng của từng chuyên viên tín dụng, thực hiện đề bạt những cán bộ giỏi. Đồng thời, ngân hàng cũng cử những cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm hƣớng dẫn kèm cặp những cán bộ trẻ để từng bƣớc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ.
Thứ tư, Techcombank nên quy định nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cho
từng nhân viên và cán bộ ngân hàng, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của họ để có biện pháp kịp thời phát hiện những sai sót và có biện pháp xử lý. Những trƣờng hợp vi phạm quy định, không hoàn thành công việc đƣợc giao phải kiên quyết xử lý, thƣởng phạt phân minh. Chính điều này sẽ kích thích cán bộ phấn đấu hoàn thành công việc đƣợc giao.
Thứ năm, ngân hàng phải có chế độ lƣơng bổng, khen thƣởng, trợ cấp và
các chế độ phúc lợi hợp lý dành cho những cán bộ hoàn thành tốt công việc, chủ động tích cực tìm kiếm khách hàng, thời gian xử lý hồ sơ nhanh. Techcombank cần xây dựng 1 chính sách phúc lợi tốt để thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời tạo môi trƣờng làm việc cởi mở để nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Để thực hiện tốt công việc phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, chuyên viên tín dụng phải có cuộc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay, đi kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp, đi thu thập tìm hiểu thông tin nên phát sinh các chi phí nhƣ đi lại hay quan hệ... Do vậy, ngân hàng cần có chế độ trợ cấp riêng đối với những chi phí phát sinh nhƣ đi lại hay quan hệ này nhằm giảm bớt khó khăn cho cán tín dụng, khuyến khích tinh thần trách nhiệm cũng nhƣ lòng hăng say làm việc của họ.
3.3.Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nƣớc là cơ quan chủ quản, trực tiếp hƣớng dẫn hoạt động cũng nhƣ kiểm soát đối với các ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, các chính sách, định hƣớng của ngân hàng Nhà nƣớc đều ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank nói riêng và các ngân hàng thƣơng mại nói chung, xin đƣa ra một số kiến nghị sau:
Nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của CIC
Ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng phải cập nhật thông tin về dƣ nợ vay, tình trạng nhóm nợ, tài sản đảm bảo cho CIC theo ngày hoặc tối thiểu là theo tuần. Nhiều ngân hàng vẫn thực hiện báo cáo thông tin về dƣ nợ vay, tình trạng nhóm nợ, tài sản đảm bảo cho CIC theo tháng điều này làm CIC không cập nhật kịp thời thông tin khách hàng, gây rủi ro cho bên hỏi tin CIC.Ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng cung cấp báo cáo tài chính định kỳ hàng năm. Muộn nhất là ngày 30/4 hàng năm.
Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành:
Chỉ tiêu trung bình ngành là chỉ tiêu quan trọng, là căn cứ cho việc xây dựng điểm chuẩn của quy trình xếp hạng, ảnh hƣởng đến kết quả công tác đánh giá khách hàng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các chuyên viên. Vì vậy kiến nghị ngân hàng Nhà nƣớc trong thời gian tới cần thành lập các phòng, ban chuyên nghiên cứu, thống kê thông tin, phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thống nhất cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, cũng nhƣ các thông tin thống kê về tình hình kinh doanh, cạnh tranh của từng ngành, từng lĩnh vực.
Ngân hàng nhà nước cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn quy định về hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng:
- Để có cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phục vụ cho quản trị, điều hành của TCTD đồng bộ, NHNN cần có quy định về hệ thống quản lý rủi ro tối thiểu làm cơ sở cho các TCTD, chi nhánh NHNN xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, các quy định nội bộ theo quy định của Luật các TCTD nêu trên.
- Xuất phát từ yêu cầu nội tại của chính các tổ chức tín dụng (TCTD), các TCTD đã bƣớc đầu triển khai xây dựng và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro bao gồm hệ thống các văn bản về chiến lƣợc, chính sách, quy trình quản lý
rủi ro và các hạn mức rủi ro, tuy nhiên các quy định nêu trên còn sơ sài và chƣa đầy đủ các nội dung cần thiết. Do đó, theo quan điểm của các chuyên gia tƣ vấn cũng nhƣ các ý kiến tham gia của các TCTD đều đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nƣớc sớm ban hành Thông tƣ về quản lý rủi ro, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý trong công tác quản lý rủi ro của TCTD theo chuẩn mực quốc tế, giảm bớt khả năng tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của ngân hàng.
- Về phía NHNN, NHNN phải thực hiện việc kết hợp thanh tra chấp hành chính sách pháp luật và thanh tra trên cơ sở rủi ro, việc xây dựng và ban hành những quy định về quản trị rủi ro là rất cần thiết làm cơ sở pháp lý, cung cấp các chuẩn mực để thực hiện việc đánh giá chất lƣợng quản trị rủi ro của TCTD và thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro.
3.3.2. Đối với Chính phủ
3.3.2.1.Cải cách môi trường đầu tư trong nước, phát triển đầu tư trực tiếp:
Để tạo ra sự phát triển bền vững cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Nhà nƣớc cần có giải pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển phƣơng thức tài trợ trực tiếp, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trƣờng chứng khoán, tiếp tục cải cách môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc để khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẵn sàng bỏ vốn đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ đổi mới xắp xếp lại và cổ phần hoá DNNN ... tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trƣờng vốn hiện đại, có cấu trúc cân đối hoạt động an toàn và hiệu quả; phát triển nhanh thị trƣờng bất động sản, ... tạo hành lang pháp lý, đơn giản các thủ tục để đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng.
3.3.2.2.Hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng:
Trong điều kiện môi trƣờng pháp luật về kinh tế đang đƣợc hoàn thiện, để hạn chế rủi ro, giảm nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết để tăng cƣờng tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật, chính sách quy chế phải rõ ràng minh bạch, sửa đổi các Luật cần đi liền đồng bộ với quy định, hƣớng dẫn chi tiết. Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với NHNNVN ban hành các quy định tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong quá trình xử lý các tài sản thế chấp nhƣ:
- Thông thƣờng khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ, TCTD cho vay đƣợc quyền bán tài sản đảm bảo để thanh lý khoản nợ đó mà không phải thông qua bất kỳ một cơ quan nào, ngoại trừ khi hợp đồng tín dụng có tranh chấp. Do đó, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về Bảo đảm tiền vay của các TCTD theo hƣớng: bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của ngƣời cho vay.
- Trong giai đoạn hiện nay đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản thế chấp, nhất là bất động sản, cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ, tránh việc hình sự hoá của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động này, có cơ chế chính sách về đấu giá, phát mại các các tài sản cầm cố, thế chấp, cơ chế đặc biệt về chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, cơ chế phát mại tài sản thuộc quyền sở hữu của các DNNN, các thủ tục cấp phép liên quan đến việc phát mại tài sản. Cho phép các NHTM tham gia trực tiếp vào quá trình cơ cấu lại nợ của các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ DNNN.
- Khi thực hiện cổ phần hóa¸ DNNN có dƣ nợ vay ngân hàng chƣa trả đƣợc, đề nghị dùng nguồn bán cổ phần để trả nợ vay ngân hàng.
- Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định quyền hạn và trách nhiệm của NHTM trong việc cơ cấu lại DNNN theo hƣớng:
+ Đề án sắp xếp lại (gồm cơ cấu lại hoạt động và cơ cấu lại tài chính) của DNNN phải có sự tham gia của NHTM - với tƣ cách là chủ nợ – trƣớc khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Quá trình tham gia xây dựng đề án sắp xếp lại DNNN nếu xét thấy DNNN không thể tồn tại đƣợc, NHTM chủ động đề nghị cho phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu.
+ Trong trƣờng hợp cần thiết, NHTM có thể đƣợc quyền cử ngƣời tham gia quản trị điều hành doanh nghiệp.
- Văn bản hƣớng dẫn không tính thuế sử dụng đất đối với đất giao cho ngân hàng tới khi chuyển hẳn quyền sử dụng đất sang ngân hàng hoặc tới khi ngân hàng đƣợc phép khai thác, kinh doanh.
- Văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo các cơ quan thi hành án sớm bàn giao những tài sản đảm bảo vay đã đƣợc Tòa án tuyên giao cho NHTM.
3.3.2.3.Chính phủ cần thiết lập hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu,
quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành, địa phương trong việc yêu cầu khách nợ phải trả nợ.
Quy rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp (khách nợ) phải chịu trách nhiệm trả nợ, dù ngƣời đó mới đƣợc kế nhiệm.
Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài Toà án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty AMC chủ động trong việc phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, cho phép các NHTM tham gia trực tiếp vào quá trình cơ cấu lại nợ của các DNNN với quyền là chủ nợ.
3.3.2.4.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cơ cấu lại khu vực ngân hàng tài chính:
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng bao gồm cả NHNN và cả các NHTM, là điều kiện duy trì tăng trƣởng kinh tế và hội nhập quốc tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngân hàng. Cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia khu vực ngân hàng nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính, quản trị điều hành của các NHTM Nhà nƣớc hiện nay. Đó cũng là biện pháp lâu dài làm ngăn chặn nợ xấu phát sinh, gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện, cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý nhà nƣớc và khu vực chi tiêu công.
Kiến nghị Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thƣơng mại trong đó Chủ tịch Ban là một Phó Thủ tƣớng, thành viên của Ban bao gồm đại diện cấp Thứ trƣởng của các Bộ và các cơ quan ngang Bộ: Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Tƣ pháp, Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục địa chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện ngành ngân hàng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, vấn đề nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là đòi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng Nhà nƣớc và của các ngân hàng thƣơng mại, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.
Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng,