1.1.7.1.Chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính thƣờng rất khó xác định, nguồn gốc của nó khó thấy và phần lớn mang tính chủ quan. Đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại, thông thƣờng, các chuyên gia xem xét các khía cạnh liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, khả
năng tăng trƣởng của ngành…và các chỉ tiêu mang tính chất dự báo về khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn nhƣ số dƣ bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán, mức độ sử dụng hạn mức thấu chi, doanh số giải ngân so với doanh thu trong kỳ kinh doanh…Phân tích định tính rủi ro tín dụng bao gồm việc phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
Tuỳ theo từng ngân hàng mà việc lựa chọn các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá rủi ro cho vay có thể nhiều hay ít, sau đây là một số chỉ tiêu hay đƣợc lựa chọn:
- Một là: Ngƣời điều hành doanh nghiệp
Giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức điều hành, tƣ cách đạo đức, kinh nghiệm điều hành, các cƣơng vị đã trải qua của ngƣời điều hành doanh nghiệp... có ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp tƣ nhân và cổ phần.
- Hai là: Ngành hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp vay vốn hoạt động trong ngành gì, vị trí của ngành đó trong nền kinh tế nhƣ thế nào, sự tăng trƣởng của ngành đó ra sao, tiềm năng hoạt động của ngành này trong tƣơng lai nhƣ thế nào, có nhiều dự án mới cạnh tranh không... Ngoài ngành chính, doanh nghiệp có hoạt động đa dạng để thăng bằng rủi ro ngành không.
- Ba là: Thị trƣờng tiêu thụ và vị trí doanh nghiệp trên thị trƣờng
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, quy mô thị trƣờng tiềm năng và xu thế phát triển của thị trƣờng là mở rộng hay thu hẹp, điều này rất quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Bốn là: Sản phẩm của doanh nghiệp
Sản phẩm của doanh nghiệp có chất lƣợng ra sao, đứng vị trí nào trên thị trƣờng sản phẩm đó, khả năng tiêu thụ trong hiện tại và tƣơng lai, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó ở trong nƣớc và ngoài nƣớc, sản phẩm có đƣợc
hợp đồng bao tiêu không.Vòng đời sản phẩm đó nhƣ thế nào, tình trạng biến động giá cả của sản phẩm đó qua các năm...
- Năm là: Công nghệ sản xuất
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sẽ quyết định việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt và giảm giá thành, nó có ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nhà đầu tƣ trong đó có NHTM. Đánh giá công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp nhằm xác định những quy mô hay cơ hội về công nghệ của doanh nghiệp.
- Sáu là: Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Đánh giá về tổ chức quản lý của một doanh nghiệp dựa trên tính hữu hiệu của mô hình tổ chức và bộ máy quản trị mà ngƣời ta có thể áp dụng cho một doanh nghiệp bởi mỗi doanh nghiệp có những đặc trƣng đặc thù về ngành nghề sản phẩm, chiến lƣợc kinh doanh, trình độ nhân viên.
- Bảy là: Lịch sử hoạt động của doanh nghiệp vay vốn
Nó phản ánh quá trình hoạt động của doanh nghiệp qua các năm. Đứng trên giác độ của các nhà quản lý ngân hàng, một doanh nghiệp có lịch sử hoạt động tốt là doanh nghiệp có lịch sử hoạt động rõ ràng, không có rắc rối gì về pháp luật, vay trả nợ sòng phẳng... 1.1.7.2.Chỉ tiêu định lượng - Tỷ lệ nợ quá hạn: Dƣ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% (1.2) Tổng dƣ nợ
Trong đó, tổng dƣ nợ gồm các khoản cho vay, ứng trƣớc thấu chi và cho thuê tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá; Các khoản bao thanh toán; Các hình thức tín dụng khác.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ điều kiện để đƣợc gia hạn nợ. Để
đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc phân loại theo thời gian và đƣợc phân chia theo thời hạn thành các cấp độ quá hạn nhƣ sau:
+ Nợ quá hạn dƣới 90 ngày – Nợ cần chú ý.
+ Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dƣới tiêu chuẩn. + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.
+ Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.13 Tỷ lệ nợ quá hạn < 5% đƣợc coi là bình thƣờng
- Tỷ lệ nợ xấu:
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu ═ --- x 100% (1.3) Tổng dƣ nợ
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trƣng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hƣớng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi đƣợc cả vốn lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) đƣợc đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
+ Thông thƣờng về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN (Phụ lục 1), nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ nhƣ sau:
+ Nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3): các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4): các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5): các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không đƣợc vƣợt quá 5%.
- Hệ số rủi ro tín dụng
Tổng dƣ nợ cho vay
Hệ số rủi ro tín dụng = --- x 100% (1.4) Tổng tài sản có
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhƣng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thƣờng, tổng dƣ nợ cho vay của ngân hang đƣợc chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm dƣ nợ của các khoản tín dụng có chất lƣợng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhƣng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.
+ Nhóm dƣ nợ của các khoản tín dụng có chất lƣợng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhƣng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.
+ Nhóm dƣ nợ của các khoản tín dụng có chất lƣợng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc và thu nhập
mạng lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.
- Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = --- x 100% (1.5) Doanh số cho vay