- Đối với bản thân Ngân hàng: Các nhà kinh tế thƣờng gọi Ngân hàng là ngành “ngành kinh doanh rủi ro”. Thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn nhƣ trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách hàng gây ra. Vì vậy “rủi ro tín dụng của Ngân hàng không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”.
Khi rủi ro xảy ra, trƣớc tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị ảnh hƣởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro ( ghi vào chi phí ) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.
- Đối với nền kinh tế: Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá
nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đƣơng nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chƣa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trƣờng tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hƣởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
1.2. Quản trị Rủi ro tín dụng
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
Các nội dung chính của quản trị rủi ro: - Nhân dạng – phân tích – đo lƣờng rủi ro - Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
- Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện
- Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công
Việc thực hiện quản trị rủi ro, tùy thuộc vào các yếu tố: - Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ?
- Môi trƣờng của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ít rủi ro?
- Nhận thức của lãnh đạo.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động
tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý nhằm nhận diện, đo lƣờng và đƣa ra các biện pháp để phòng ngừa, hạn chế đến mức tối đa việc không thu đƣợc đầy đủ hoặc đúng hạn cả gốc, lãi, phí của khoản tín dụng và các biện pháp, phƣơng án xử lý một khi rủi ro đã xảy ra.
1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng.
1.2.2.1.Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại.
Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có thể gây nên các thiệt hại sau đây:
Thứ nhất, đối với nền kinh tế: hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt
động của nhiều đối tƣợng khác nhau trong nền kinh tế. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với một ngân hàng nào đó thì sẽ tác động đến tâm lý những ngƣời gửi tiền ở những ngân hàng khác và nghiêm trọng nhất là tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền, khiến ngân hàng rơi vào tình trạng đặc biệt nguy hiểm – mất khả năng thanh khoản, đứng trƣớc nguy cơ phá sản ngân hàng. Chỉ một ngân hàng phá sản cũng có thể gây ra hội chứng Domino khiến một loạt các ngân hàng khác gặp khó khăn. Sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định do ảnh hƣởng trực tiếp đến kênh cung tiền của nền kinh tế.
Thứ hai, đối với ngân hàng: khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu
đƣợc gốc và lãi của khoản cho vay nhƣng vẫn phải trả gốc và lãi cho khoản tiền đã vay từ ngƣời gửi khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Nợ không thu đƣợc làm giảm vòng quay vốn tín dụng và
do đó việc kinh doanh không hiệu quả. Nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc, rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng phải tiếp tục đối mặt với rủi ro thanh khoản tức là mất khả năng thanh toán cho ngƣời gửi tiền và do đó mất uy tín với khách hàng. Khi tỷ lệ nợ quá hạn ở mức quá cao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị đình trệ, ngân hàng sẽ phải đứng trƣớc các quyết định khó khăn nhƣ tái cấu trúc hoặc sáp nhập với ngân hàng khác đứng trƣớc nguy cơ “xóa tên” ngân hàng.
1.2.2.2. RRTD là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự tổn thất về vốn của các
NHTM
Thƣờng thu nhập của các NHTM đƣợc đem lại chủ yếu là từ nguồn thu nhập của hoạt động tín dụng. Thực tế, RRTD là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất về vốn cho các NHTM. Vì vậy, RRTD đƣợc xem là một trong những nhân tố hếT sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản trị RRTD hiệu quả. Một khi ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có RRTD cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh cũng nhƣ lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cho nên, các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa đến QTRRTD để có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạnchế tối đa RRTD xảy ra.
1.2.2.3.Quản trị RRTD là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM
Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trƣờng tài chính, tiền tệ và ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là RRTD. Mặc dù, trƣớc khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trƣờng và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra nhƣng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, quản trị RRTD phải đƣợc xem là một nghiệp
vụ chủ đạo và là thƣớc đo năng lực kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra.
1.2.2.4.Quản trị RRTD tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM:
Quản trị RRTD đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàn lọc đƣợc những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại
hiệu quả, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh.
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng khi đã xảy ra có thể gây nên thiệt hại ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi đƣợc lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu đƣợc vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục đƣợc, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy trong công tác quản trị ngân hàng thƣơng mại không thể không quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng.