2.2.1.1.Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng hiện tại của Techcombank dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phƣơng châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. Techcombank đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng đƣợc xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho Techcombank. Techcombank đã kịp thời ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, kiểm soát sự tuân thủ trong suốt quá trình cấp tín dụng tại Techcombank.
Có 10 nhóm tiêu chí đƣợc áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng nhƣ kiểm soát, đánh giá chất lƣợng tín dụng danh mục cho vay của
Techcombank với các cấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và đƣợc chia thành 2 nhóm lớn sau:
- Nhóm tiêu chí xét duyệt bao gồm: Đối tƣợng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, vị trí địa lý và tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm.
+ Đối tƣợng khách hàng mục tiêu:
Khách hàng cá nhân là những khách hàng có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng và không có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của Techcombank, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với Techcombank.
Khách hàng doanh nghiệp là những doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với Techcombank.
+ Ngành nghề kinh doanh:
Tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trƣởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hƣởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Một số ngành ƣu tiên nhƣ: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông lâm nghiệp; chế biến lƣơng thực thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, chiến biến thuỷ hải sản; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị văn phòng; sản xuất hoá chất cơ bản, hạt nhựa, cao su tổng hợp; sản xuất mỹ phẩm, giày dép,...
+ Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,…của khách hàng.
+ Nguồn trả nợ: dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ
chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi.
+ Tài sản đảm bảo: phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.
+ Vị trí địa lý: tập trung cho vay các KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi Techcombank có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển, … để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, thuận tiện cho việc gặp gỡ và thƣờng xuyên kiểm tra tình hình khách hàng vay.
+ Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm khách hàng, theo cấp phê duyệt, độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác ... sẽ có tỷ lệ cho vay chuẩn khác nhau.
- Kiểm soát tín dụng: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn và loại tiền vay, kênh phân phối.
+ Sản phẩm tín dụng: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất sản
phẩm nhƣ mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu,…và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị RRTD của Techcombank tại từng thời kỳ.
+ Kỳ hạn và loại tiền: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào chính sách quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ.
+ Kênh phân phối: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào năng lực cán bộ, năng lực quản lý rủi ro tín dụng.
-Khi phân tích và thẩm định khách hàng, mỗi khách hàng sẽ đƣợc xếp vào một trong bốn nhóm sau:
+ Nhóm cấp tín dụng bình thƣờng: là các khách hàng thỏa các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) đều thuộc nhóm “cấp tín dụng bình thƣờng”, và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.
+ Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.
+ Nhóm không cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.
+ Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (đối với khách hàng hiện hữu): là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “chấm dứt cấp tín dụng”.
2.2.1.2.Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Quy trình tín dụng của Techcombank khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh. Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là cấp tín dụng cho khách hàng đƣợc vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời giúp giảm thiểu đƣợc các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại Techcombank.
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: Khi khách hàng có nhu cầu
vay vốn sẽ liên hệ với Techcombank trực tiếp hoặc bằng điện thoại và sẽ đƣợc hƣớng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này đƣợc thực hiện bởi nhân viên quan hệ khách hàng (RA) đối với khách hàng doanh nghiệp hoặc nhân viên tƣ vấn tài chính cá nhân (PFC)/ nhân viên phân tích tín dụng (CA) đối với khách hàng cá nhân.
Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách
hàng, nhân viên PFC/CA sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo. Và nhân viên
Bƣớc Thời gian Công việc cụ thể Nhân viên
Phụ trách
1
Khách hàng có nhu cầu vay vốn
- Nhân viên Techcombank tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục vay vốn Thẩm định sơ bộ về mục đích vay, thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo... RA/PFC/ CA 2 Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ hồ sơ - Thẩm định tài sản đảm bảo - Thẩm định tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, ... - Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình -A/A -RA/PFC/ CA 3 Thu thập đầy đủ chứng từ Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng RA/PFC/ CA 4 Khi khách hàng có nhu cầu rút vốn - Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo)
- Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền và giải ngân
- LDO -CSR tiền vay 5 Sau khi khách hàng rút vốn
- Thƣờng xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay
- Nhắc nợ và thúc nợ
- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay...
-RA/PFC/ CA
-CSR tiền vay
RA/CA cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tƣ cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay của khách hàng kể cả với tổ chức tín dụng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.
Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng: Sau khi hoàn tất tất cả
các thủ tục, nhân viên CA/RA sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Nhân viên dịch vụ khách hàng tín dụng (CSR tiền vay) sẽ là ngƣời thông báo bằng văn bản cho khách hàng kết quả xét duyệt này.
Hoàn tất thủ tục pháp lý và hợp đồng tín dụng, giải ngân
Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO) sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và công chứng, đăng ký theo quy định.
CSR tiền vay lập hợp đồng tín dụng, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đã đƣợc phê duyệt, tiến hành thủ tục để chuẩn bị giải ngân. Tạo tài khoản vay và giải ngân khi khách hàng có nhu cầu. Sau đó, lƣu trữ hồ sơ theo quy định.
Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, CA/ RA/ PFC / CSR tiền vay sẽ thƣờng xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS, hiện nay Techcombank đang triển khai nhắc nợ tập trung đối với khu vực TPHCM cho khách hàng cá nhân.
CA/RA/PFC thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và an toàn. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có các dấu hiệu bất thƣờng thì phải báo cáo và đề xuất hƣớng xử lý phù hợp cho cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Cơ cấu thời hạn vay, gia hạn nợ, miễn giảm lãi, ... tùy theo nhu cầu của
khách hàng và tùy vào những quy định của Techcombank mà nhân viên có hƣớng xử lý thích hợp cho từng trƣờng hợp cụ thể.
2.2.1.3.Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Techcombank cũng nhƣ hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế nhƣ Moody's, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về RRTD tại ngân hàng. Tuy nhiên, do dựa trên các phƣơng pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Techcombank so với các tổ chức xếp hạng quốc tế.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các thành phần sau: - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doanh - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân
Tuy nhiên, tại Techcombank mới áp dụng hệ thống XHTD nội bộ dành cho Doanh nghiệp, còn hệ thống XHTD dành cho hộ kinh doanh và cá nhân đang trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn chỉnh, chƣa đƣợc áp dụng trong hệ thống Techcombank.
* Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp
- Quy trình chấm điểm tín dụng:
Bước 1: Xác định ngành kinh tế
Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục của khách hàng).
Trƣờng hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhƣng không có ngành nào có doanh thu trên 50%, Techcombank sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tƣơng lai.
Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp
Việc xác định quy mô khách hàng tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm nhƣ: Vốn chủ sở hữu; Số lƣợng lao động bình quân; Doanh thu thuẩn; Tổng tài sản.
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Doanh nghiệp Nhà Nƣớc, Doanh nghiệp khác.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phƣơng pháp định lƣợng qua việc phân tích Báo cáo tài chính năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.
B6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính
+ Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Số điểm cho mỗi chỉ tiêu đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp.
Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lƣợng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản vay theo bảng dƣới đây:
Tổng số điểm
Xếp hạng Phân loại nợ
Từ Đến
95 100 AAA Đủ tiêu chuẩn
85 95 AA Đủ tiêu chuẩn
72 85 A Đủ tiêu chuẩn
70 72 BBB Cần chú ý
65 70 BB Cần chú ý
59 65 B Cần chú ý
56 59 CCC Dƣới tiêu chuẩn
53 56 CC Dƣới tiêu chuẩn
45 53 C Nghi ngờ
20 45 D Có khả năng mất vốn
* Kết quả đạt đƣợc của hệ thống XHTD nội bộ dành cho doanh nghiệp của Techcombank:
Hệ thống XHTD doanh nghiệp đã phân ra đƣợc hai mô hình phục vụ cho xét duyệt và phân loại nợ. Kết quả từ hai mô hình này phục vụ cho hai mục đích khác nhau trong quá trình hoạt động nhằm hƣớng đến một mục tiêu là giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kết quả XHTD xét duyệt giúp công tác xét duyệt cho vay đƣợc nhánh chóng, chính xác.
Kết quả XHTD phân loại nợ dùng để phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đối với NHTM.
Quản lý đƣợc chất lƣợng tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng. Hạng của khách hàng sẽ là căn cứ để ngân hàng áp dụng các chính sách ƣu đãi khác nhau sau khi đƣợc phê duyệt cấp tín dụng. Khách hàng có kết quả xếp loại A sẽ đƣợc ƣu đãi về lãi suất, phí và đƣợc phục vụ nhƣ khách hàng VIP.
2.2.1.4.Bảo đảm tiền vay
Phƣơng án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời mà thẩm định tín dụng không thể lƣờng hết
đƣợc. Do đó việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm vàchia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó, tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hƣớng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất