5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2013
GTSX (theo giá hàng hóa) (%) 100 100 100
- Nông nghiệp - thuỷ sản 30,39 28,37 19,73 - Công nghiệp - xây dựng 41,64 42,12 52,81 - Dịch vụ - thương mại - du lịch 27,97 29,51 27,46
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Oai)
0 10 20 30 40 50 60 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2013
- Nông nghiệp - thuỷ sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ - thương mại - du lịch
Hình 3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai
Năm 2009 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản chiếm 30,39%, đến năm 2013 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản giảm xuống còn 19,73%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,64% năm 2009 lên 52,81% năm 2013. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể, giảm dần tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể, tăng dần tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, đồng thời xuất hiện thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
3.1.2.3 Tình hình dân số
Năm 2013 dân số của huyện là 185.355 người, với mật độ dân số gần 1.496 người/km2, tốc độ tăng dân số khoảng 1%.
Tính đến 31/12/2013 toàn huyện có 46.371 hộ, quy mô trung bình 3,99 người/hộ, trong đó khu vực đô thị 1.735 hộ, trung bình 3.86 người/hộ và khu vực nông thôn 44.636 hộ, trung bình 4,00 người/hộ.
Tổng số lao động toàn huyện là 107.455 người chiếm 57,97% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 73,5% tổng lao động xã hội trong toàn huyện. Lao động làm trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại chiếm 26,5%. Tỷ lệ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên còn ít.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số cơ học trong mấy năm vừa qua tăng tương đối cao do có sự điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Oai về quận Hà Đông, điều chỉnh địa giới tỉnh Hà Tây thuộc về thành phố Hà Nội và sự năng động của thị trường bất động sản cũng như các dự án về nhà ở, chung cư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện.
3.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông: Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh.
- Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 1 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 21B. Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đường bộ hành, hành lang Cửa Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16,5 km theo hướng Bắc - Nam, là tuyến đường huyết mạch chính của huyện.
- Tỉnh lộ: Thanh Oai có 2 tuyến tỉnh lộ là Tỉnh lộ 427 và Tỉnh lộ 429 với tổng chiều dài khoảng 15 km, đây là các tuyến trục giao thông hướng Đông -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Tây nối các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia (Quốc lộ 21A - đường Hồ Chí Minh) và đường 419 phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, giao lưu phát triển kinh tế của các huyện như Chương Mỹ, Ứng Hòa... Ngoài ra còn có tuyến đường Trục phát triển kinh tế phía Nam với chiều dài 16,3km, mặt cắt ngang 40m, đang được triển khai xây dựng. Tuyến đường có vai trò giảm tải cho tuyến Quốc lộ 21B, hỗ trợ phát triển các huyện phía Nam Hà Nội.
- Hệ thống đường liên xã, liên thôn: Có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các xã đều có đường ô tô vào tận thôn, xóm. Hiện tại đường trong các thôn xóm hầu hết đã được bê tông hoá, việc đi lại của người dân khá thuận tiện.
b) Thuỷ lợi
Nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở Thanh Oai chủ yếu lấy từ sông Nhuệ, sông Đáy qua các trạm bơm: La Khê (chiếm 60% diện tích), và các trạm bơm tưới khác. Hướng tiêu chủ yêu ra sông Nhuệ, sông Đáy và kênh Yên Cốc về trạm bơm Vân Đình.
Hệ thống kênh mương: Kênh tiêu cấp 1 dài 14,9 km; kênh tiêu cấp II dài 54,9 km; kênh tưới cấp 1 dài 22 km; cấp 2 dài 58,8 km. Kênh cấp 1,2 do công ty La Khê sông Nhuệ quản lý, hiện mới bê tông hóa chưa được 10% tổng chiều dài kênh tưới. Kênh cấp 3, 4 do các HTX quản lý có tổng chiều dài trên 300 km; đã được kiên cố hóa khoảng 26% tổng chiều dài kênh.
Các trạm bơm tưới tiêu: Toàn huyện có 70% trạm bơm điện với 223 máy bơm các loại; trong đó công ty khai thác công trình thủy lợi La Khê quản lý 28 trạm; các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 42 trạm.
c) Bưu chính viễn thông
Mạng lưới điện thoại đã được xây dựng ở tất cả 21/21 xã, thị trấn trong huyện. Riêng điểm phát hành báo chí có 4 bưu cục: Bình Đà, Thanh Thùy, Vác (cấp 3); bưu cục trung tâm Kim Bài (cấp 2).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Các dịch vụ mới đã mở như: EMS, điện hoa, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện… Bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng như nhận, trả tiền nhanh, phát bưu phẩm, bưu kiện; lắp đặt máy điện thoại, ... Mạng lưới thu cước đã triển khai thu đến tận hộ gia đình, cá nhân.
d) Năng lượng
Nguồn cung cấp điện chủ yếu cho huyện là 2 trạm 110 kV Hà Đông và trạm 110 kV Vân Đình.
Lưới 35kV: cấp cho các xã Tân Ước, Phương Trung, Cao Dương, Dân Hòa, Hồng Dương, Liên Châu thông qua 16 trạm 35/0,4 với tổng dung lượng 5.570 kVA. Với tình trạng mạng điện tải khá nặng, sắp tới cần phát triển thêm các lộ trung thế mới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải gia tăng khá nhanh.
Lưới 10kV: trạm trung gian Bình Đà công suất 2500 + 3200 kVA, điện áp 35/10kV, mang tải khoảng 60% công suất định mức. Hiện tại tổn thất điện áp, điện năng phù hợp với các thông số kỹ thuật cho phép.
Lưới 6kV: trạm trung gian Kim Bài công suất 1.800+6.300 kVA, điện cao áp 35/6,3kV, hiện tại mang tải khoảng 60% công suất định mức. Hiện tại Lưới 6kV đang trong tình trạng xuống cấp … không đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải của huyện trong tương lai, cần cải tạo nâng cấp trong thời gian tới.
Lưới hạ thế 0,4kV: còn nhiều bất cập, tổn thất điện năng lớn (cuối nguồn Cao Dương, Thanh Thùy, Cao Viên… sụt xuống còn khoảng 100V, tổn thất 30%) không an toàn trong mùa mưa bão, công tác quản lý, tổ chức cấp bán điện ở các thôn xóm còn nhiều bất cập.
e) Y tế
Mạng lưới y tế trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, và 21 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh là 323 giường, bình quân 1,88 giường/1.000 dân. Trong đó riêng ở bệnh viện huyện là 170 giường, trạm y tế xã có 130 giường, phòng khám đa khoa khu vực 23 giường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Tổng số cán bộ y tế là 347 người, trong đó có 48 bác sỹ. Tỷ lệ bác sỹ trên 1.000 dân còn thấp, chỉ đạt 0,28 bác sỹ/1.000 dân.
Tại các trạm y tế xã: đã có 18 xã được xây dựng cải tạo do vốn hỗ trợ y tế quốc gia theo thiết kế của Bộ, 3 trạm chưa được xây dựng, chưa đảm bảo đúng yêu cầu của trạm y tế chuẩn quốc gia.
f) Giáo dục – đào tạo
Thanh Oai có 03 trường Trung học phổ thông đó là Nguyễn Du, Thanh Oai A, Thanh Oai B. Huyện có 25 trường Trung học cơ sở; 56 trường tiểu học; 100% các xã, thị trấn có trường mầm non, lớp mẫu giáo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được kiện toàn, nâng cao chất lượng. Số lượng giáo viên của các bậc học ngày một tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
Công tác xây dựng trường Chuẩn Quốc gia được đặc biệt chú trọng. Năm 2012, ngành đã tham mưu tích cực và phối hợp tốt với các phòng ban trong huyện chỉ đạo xây dựng các nhà trường đạt Chuẩn Quốc gia, kết quả có 5 trường được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn, vượt chỉ tiêu đề ra. Đến nay toàn huyện có 19 trường đạt Chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 27,5%.
g) Văn hoá thông tin
Đến nay Thanh Oai có 59 làng văn hóa, 76 cơ quan văn hóa, 85% số gia đình đạt các danh hiệu gia đình văn hóa. Toàn huyện có 125 di tích được xếp hạng, trong đó có 65 di tích cấp Bộ và 60 di tích cấp Tỉnh.
Các nhà văn hoá, trung tâm văn hoá hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất văn hóa từng bước phát triển; 80/110 thôn có nhà văn hóa trong đó có 57 nhà văn hóa thôn được xây dựng khang trang. Công tác phát thanh, truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể.... Số xã có sân vận động trung tâm là 5 xã, sân thể thao thôn là 25. Các khu thể thao xã chủ yếu là sân đất, còn chưa đạt chuẩn về quy mô diện tích.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai * Thuận lợi
- Huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội có vị trí thuận lợi nằm tiếp giáp với quận Hà Đông và thành phố Hà Nội, có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu thông thương hàng hoá với các địa bàn trong thành phố và trong cả nước. Trong thời gian tới huyện được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng, phát triển đô thị và tiếp nhận các dự án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch…
- Là huyện có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi phù hợp với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: lúa, ngô, khoai lang, đậu tương. . . Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng có điều kiện phát triển.
- Thanh Oai có lực lượng lao động dồi dào, các làng nghề truyền thống vẫn được duy trì và ngày càng mở rộng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, hơn thế nữa trình độ dân trí ngày được nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.
* Khó khăn
- Việc khai thác tài nguyên bừa bãi không chỉ lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.
- Là một huyện giáp với thành phố Hà Nội, xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa, dịch vụ diễn ra mạnh mẽ và mức độ phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra những áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới.
- Lực lượng lao động dồi dào chủ yếu là lao động nông nghiệp nên tình trạng lao động nông nhàn vẫn còn phổ biến, hiện tượng lao động nông nhàn đi làm thêm ở thành phố lớn vẫn còn nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nhân khẩu và lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 - Nhiều mặt hàng sản xuất truyền thống mới chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong huyện và các huyện liền kề chứ chưa được tiêu thụ rộng rãi ra cả nước và quốc tế.
3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Thanh Oai
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Theo kết quả Thống kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất năm 2013 huyện Thanh Oai được thể hiện tại bảng 3.4.
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Thanh Oai
STT Mục đích sử dụng đất Mã (ha) Diện tích (%) Tổng diện tích tự nhiên 12.385,56 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 8.326,89 67,23 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.973,69 64,38 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.247,91 58,52 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.028,77 56,75 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 219,14 1,77 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 725,78 5,86 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 332,34 2,68 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 20,86 0,17
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.923,58 31,68
2.1 Đất ở OTC 982,09 7,93
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 796,17 6,43 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 185,92 1,50
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.086,90 16,85
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 55,23 0,45
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 23,20 0,19
2.2.3 Đất an ninh CAN 28,79 0,23
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 137,51 1,11 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.842,17 14,87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 51,59 0,42 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 153,11 1,24 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 646,59 5,22 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,30 0,03
3 Đất chưa sử dụng CSD 135,09 1,09
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 135,09 1,09
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Theo kết quả Thống kê đất đai tính đến hết ngày 31/12/2013 cho thấy, trong phạm vi quản lý địa giới hành chính, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 12.385,56 ha. Cụ thể các nhóm đất như sau:
* Nhóm đất nông nghiệp: Năm 2013, toàn huyện có 8.326,89 ha đất nông nghiệp, chiếm 67,23% tổng diện tích tự nhiên, bình quân 449,24 m2/người. Đất nông nghiệp được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, nhiều nhất ở xã Tam Hưng 787,16 ha và ít nhất ở xã Kim Thư 189,79 ha. Bao gồm các loại:
- Đất trồng cây hàng năm: Năm 2013, Thanh Oai có 7.247,91 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 87,04% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Văn, Hồng Dương, Đỗ Động, Cao Dương...
- Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm của Thanh Oai có 725,78ha, chiếm 8,72% diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là đất trồng cây ăn quả lâu năm trồng các loại cây như: cam canh, bưởi Diễn...
- Đất nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2013, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 332,34 ha, chiếm 3,99% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nuôi trồng thủy sản được phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện.
- Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp khác của huyện trong năm 2013 là 20,86 ha chiếm 0,25% diện tích đất nông nghiệp.
3.99% 87.04% 0.25% 8.72% Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác