Sơ đồ vị trí 3 điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 50)

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2.1Sơ đồ vị trí 3 điểm nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai

3.1.1 Điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 Thanh Oai là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì; - Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;

- Phía Nam giáp Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên; - Phía Bắc giáp quận Hà Đông và huyện Hoài Đức;

Thanh Oai là một huyện đồng bằng có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên theo kết quả Kiểm kê đất đai năm 2010 và kết qua Thống kê đất đai của huyện tính đến ngày 31/12/2013 là 12.385,56 ha, với dân số 185.355 người. Thanh Oai có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng Sông Nhuệ và vùng bãi Sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,5m so với mặt nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,5m so với mặt nước biển.

Với đặc điểm địa hình như vậy huyện có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải đảm bảo công tác tưới tiêu cho vùng bãi Sông Đáy và các công trình vùng trũng bên ven Sông Nhuệ.

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa hè nắng nóng mưa nhiều, mùa đông khô hanh, lạnh rét mưa ít. Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2-3 cơn bão, với số giờ nắng trong năm từ 1.700 - 1.800 giờ.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,80C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 có ngày lên tới 38 - 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng có ngày chỉ có 10-120C.

- Lượng mưa:

Mùa mưa từ tháng 5 dến tháng 10, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600 - 1.800 mm, cao nhất có năm đạt 2.200 mm, song có năm thấp nhất chỉ đạt 1.300 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9 với cường độ lớn (chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ tại những vị trí ven Sông Đáy gây thiệt hại cho mùa màng.

Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng, cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 80%. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm 700 – 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.700 - 1.800 giờ, số giờ nắng cao nhất trong năm là 2.000 giờ, số giờ nắng thấp nhất trong năm là 1.500 giờ.

Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cho phép đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

3.1.1.4 Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn của huyện gồm hai sông lớn là sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương…

Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện có chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình 100 - 125m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho Sông Hồng. Tuy nhiên, kể từ năm 1971 trở về đây, việc sinh hoạt và sản xuất của người dân trong phạm vi phân lũ không bị ảnh hưởng bởi việc phân lũ, nhưng trong những năm tới xem xét mối quan hệ giữa các vùng sản xuất, bố trí sử dụng hợp lý đất đai để đảm bảo cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng được ổn định và bền vững.

Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,5 km lấy nước từ Sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ở ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động… và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê.

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn huyện có 3 loại đất chính là: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi và đất phù sa glây. Diện tích các loại đất được thể hiện tại bảng 3.1

Bảng 3.1 Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Thanh Oai

STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) 1 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 618,90 2 Đất phù sa không được bồi P 6.445,64

3 Đất phù sa glây Pg 1.264,85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 - Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Là loại đất có màu nâu thẫm, diện tích 618,90 ha được phân bố chủ yếu ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất phù sa không được bồi (P): Là loại đất có màu nâu tươi, diện tích 6.445,64 ha đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp trong khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa - màu, lúa - rau, lúa - cá, và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi như ở Hồng Dương, Dân Hoà, Tam Hưng…

- Đất phù sa glây (Pg): Có diện tích 1.264,85 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình úng trũng và canh tác ruộng nước. Đây là loại đất chuyên để trồng lúa, ở những chân tương đối cao dễ thoát nước, có thể sản xuất 3 vụ/năm và có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực của huyện, phù hợp với mô hình lúa - cá, lúa - cá - vịt như ở Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động…

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, đặc biệt là khu vực ngoài đê có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

b) Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: chủ yếu là sông Hồng và sông Nhuệ qua hệ thống thuỷ nông La Khê, và sông Đáy. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (với hơn 300 ha), đặc biệt là đầm Thanh Cao - Cao Viên. Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng, còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho cây trồng vùng bãi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 - Nước ngầm: tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn.

- Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông.

3.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Nhận thức sâu sắc việc thực hiện chương trình 02 của Thành uỷ, chương trình 07 của huyện uỷ là một nhiệm trọng tâm rất quan trọng, huyện uỷ, HĐND, UBND và Ban chỉ đạo chương trình 07 của huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và quyết liệt chỉ đạo, tăng cường giao ban, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả kinh tế - xã hội của huyện hàng năm giữ được tốc độ tăng trưởng. Nhìn chung trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cơ cấu kinh tế một số năm gần đây của huyện Thanh Oai đước thể hiện tại bảng 3.2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bảng 3.2 Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm

(theo giá hiện hành) Ngành Năm 2010 Năm 2013 Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 1.792,5 100 2.732,8 100 Nông nghiệp 508,5 28,37 539,2 19,73 Công nghiệp 755,0 42,12 1.443,2 52,81 Dịch vụ 529,0 29,51 750,4 27,46

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Oai)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Năm 2010 Năm 2013

Hình 3.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Thanh Oai

Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2010 đạt 1.792,5 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 2.732,8 tỷ đồng gấp 1,52 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 12,96%; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 10,48 triệu đồng/người/năm, đến năm 2013 đạt 23 triệu đồng/người/năm.

3.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần các ngành công nghiệp - tiểu thu công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Thể hiện tại bảng 3.3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Bảng 3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2013

GTSX (theo giá hàng hóa) (%) 100 100 100

- Nông nghiệp - thuỷ sản 30,39 28,37 19,73 - Công nghiệp - xây dựng 41,64 42,12 52,81 - Dịch vụ - thương mại - du lịch 27,97 29,51 27,46

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Oai) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 10 20 30 40 50 60 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2013

- Nông nghiệp - thuỷ sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ - thương mại - du lịch

Hình 3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai

Năm 2009 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản chiếm 30,39%, đến năm 2013 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản giảm xuống còn 19,73%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,64% năm 2009 lên 52,81% năm 2013. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể, giảm dần tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể, tăng dần tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, đồng thời xuất hiện thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

3.1.2.3 Tình hình dân số

Năm 2013 dân số của huyện là 185.355 người, với mật độ dân số gần 1.496 người/km2, tốc độ tăng dân số khoảng 1%.

Tính đến 31/12/2013 toàn huyện có 46.371 hộ, quy mô trung bình 3,99 người/hộ, trong đó khu vực đô thị 1.735 hộ, trung bình 3.86 người/hộ và khu vực nông thôn 44.636 hộ, trung bình 4,00 người/hộ.

Tổng số lao động toàn huyện là 107.455 người chiếm 57,97% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 73,5% tổng lao động xã hội trong toàn huyện. Lao động làm trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại chiếm 26,5%. Tỷ lệ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên còn ít.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số cơ học trong mấy năm vừa qua tăng tương đối cao do có sự điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Oai về quận Hà Đông, điều chỉnh địa giới tỉnh Hà Tây thuộc về thành phố Hà Nội và sự năng động của thị trường bất động sản cũng như các dự án về nhà ở, chung cư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện.

3.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a) Giao thông: Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh.

- Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 1 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 21B. Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đường bộ hành, hành lang Cửa Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16,5 km theo hướng Bắc - Nam, là tuyến đường huyết mạch chính của huyện.

- Tỉnh lộ: Thanh Oai có 2 tuyến tỉnh lộ là Tỉnh lộ 427 và Tỉnh lộ 429 với tổng chiều dài khoảng 15 km, đây là các tuyến trục giao thông hướng Đông -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Tây nối các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia (Quốc lộ 21A - đường Hồ Chí Minh) và đường 419 phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, giao lưu phát triển kinh tế của các huyện như Chương Mỹ, Ứng Hòa... Ngoài ra còn có tuyến đường Trục phát triển kinh tế phía Nam với chiều dài 16,3km, mặt cắt ngang 40m, đang được triển khai xây dựng. Tuyến đường có vai trò giảm tải cho tuyến

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 50)