Tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ theo các xã

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 78)

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.7Tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ theo các xã

STT Chỉ tiêu đánh giá Thị trấn

Kim Bài Xã CKhê ự Xã Cao Dương Tổng 1. Tổng số trường hợp thừa kế (Trường hợp) 15 20 18 53 Trong đó: Đất ở 8 10 9 27 Đất nông nghiệp 7 10 9 26 2. Diện tích (m2) 3.094,0 15.130,4 14.345,5 32.569,9 3. Tình hình thực hiện thủ tục Đăng ký biến động (Trường hợp) 3.1 Hoàn tất tất cả các thủ tục 9 13 11 33 3.2. Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục 5 5 4 14

3.3. Không khai báo 1 2 3 6

4. Thực trạng giấy tờ tại thời điểm thừa kế (Trường hợp)

4.1 GCNQSDĐ 14 17 13 44

4.2 Giấy tờ hợp pháp khác 0 2 3 5

4.3 Không có giấy tờ 1 1 2 4

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả điều tra 150 hộ gia đình thì có 27 hộ gia đình thực hiện thừa kế QSDĐ chiếm 44,67% số hộ được hỏi (trong đó có 26 trường hợp thực hiện thừa kế đối với cả đất ở và đất nông nghiệp). Kết quả cũng cho thấy tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ tại 3 xã, thị trấn diễn ra khá đồng đều.

Qua điều tra cho thấy tình trạng thừa kế QSDĐ không khai báo hoặc thực hiện chưa đầy đủ thủ tục theo quy định diễn ra khá phổ biến ở tất cả các xã, thị trấn. Trong cả thời kỳ từ năm 2009-2013, số hộ thực hiện quyền thừa kế là 27 với 53 trường hợp (bao gồm cả thừa kế QSDĐ ở và QSDĐ nông nghiệp), số trường hợp thừa kế không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 20 trường hợp, chiếm 37,7%. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân của các trường hợp tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình, gây khó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 khăn không chỉ đối với các cơ quan chức năng trong việc xử lý những vụ việc liên quan đến đất đai mà còn làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho bản thân những người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, kèm với đó là sự tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là pháp luật về đất đai làm nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân. Điều đó làm cho số lượng các trường hợp thừa kế QSDĐ đến đăng ký biến động tại cơ quan Nhà nước ngày một tăng lên.

Qua điều tra tìm hiểu cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa kế QSDĐ mà không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

- Nhận thức của người dân trong vấn đề này còn chưa đầy đủ, hầu hết người dân đều cho rằng việc thừa kế QSDĐ là việc nội bộ gia đình theo truyền thống “cha truyền con nối”, khi phải phân chia thừa kế thì anh, em tự thoả thuận với nhau có sự chứng kiến của họ hàng, không cần phải khai báo với cơ quan Nhà nước. Các trường hợp khai báo đa số là các trường hợp có sự tranh chấp về quyền thừa kế, những người hưởng thừa kế cần có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoà giải, giải quyết cho họ.

- Đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế mà vẫn tiếp tục sử dụng đất ổn định không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để thực hiện các giao dịch khác thì trước mắt họ không khai báo để thực hiện đăng ký biến động, họ chỉ khai báo khi họ có nhu cầu.

- Một bộ phận người dân không có các giấy tờ chứng minh về QSDĐ hoặc đất đang sử dụng thuộc diện phải nộp tiền sử dụng đất khi đăng ký nên họ không thực hiện khai báo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

3.3.4 Tình hình thc hin quyn tng cho quyn s dng đất

Theo quy định của Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 và Quyết định 156/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, khi người sử dụng đất muốn tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác thì phải đến UBND cấp huyện (đối với Giấy chứng nhận do UBND cấp huyện cấp) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với Giấy chứng nhận do UBND thành phố cấp) để làm thủ tục đăng ký biến động.

Trường hợp nhận tặng cho quyền sử dụng đất nếu chứng minh được các mối quan hệ huyết thống khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại các cơ quan nhà nước thì tuỳ từng trường hợp được miễn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ hoặc chỉ phải nộp lệ phí trước bạ, ngoài ra nộp lệ phí địa chính theo quy định là 15.000 đồng/lần và phí thẩm định địa chính tối thiểu không quá 100.000 đồng/hồ sơ.

Kết quả tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tham gia thực hiện quyền tặng cho QSDĐ được thể hiện tại Bảng 3.8 và phụ lục 05.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 78)