Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Thanh Oai

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 64)

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Thanh Oai

STT Mục đích sử dụng đất Mã (ha) Diện tích (%) Tổng diện tích tự nhiên 12.385,56 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 8.326,89 67,23 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.973,69 64,38 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.247,91 58,52 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.028,77 56,75 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 219,14 1,77 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 725,78 5,86 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 332,34 2,68 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 20,86 0,17

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.923,58 31,68

2.1 Đất ở OTC 982,09 7,93

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 796,17 6,43 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 185,92 1,50

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.086,90 16,85

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 55,23 0,45

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 23,20 0,19

2.2.3 Đất an ninh CAN 28,79 0,23

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 137,51 1,11 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.842,17 14,87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 51,59 0,42 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 153,11 1,24 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 646,59 5,22 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,30 0,03

3 Đất chưa sử dụng CSD 135,09 1,09

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 135,09 1,09

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Theo kết quả Thống kê đất đai tính đến hết ngày 31/12/2013 cho thấy, trong phạm vi quản lý địa giới hành chính, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 12.385,56 ha. Cụ thể các nhóm đất như sau:

* Nhóm đất nông nghiệp: Năm 2013, toàn huyện có 8.326,89 ha đất nông nghiệp, chiếm 67,23% tổng diện tích tự nhiên, bình quân 449,24 m2/người. Đất nông nghiệp được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, nhiều nhất ở xã Tam Hưng 787,16 ha và ít nhất ở xã Kim Thư 189,79 ha. Bao gồm các loại:

- Đất trồng cây hàng năm: Năm 2013, Thanh Oai có 7.247,91 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 87,04% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Văn, Hồng Dương, Đỗ Động, Cao Dương...

- Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm của Thanh Oai có 725,78ha, chiếm 8,72% diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là đất trồng cây ăn quả lâu năm trồng các loại cây như: cam canh, bưởi Diễn...

- Đất nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2013, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 332,34 ha, chiếm 3,99% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nuôi trồng thủy sản được phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện.

- Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp khác của huyện trong năm 2013 là 20,86 ha chiếm 0,25% diện tích đất nông nghiệp.

3.99% 87.04% 0.25% 8.72% Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

* Nhóm đất phi nông nghiệp: Năm 2013, diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 3.923,58 ha, chiếm 31,68% tổng diện tích tự nhiên; bình quân diện tích đất phi nông nghiệp trên một người đạt 211,68 m2/ người.

- Hiện trạng sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: Năm 2013, Thanh Oai có 55,23 ha đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, chiếm 1,49% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích này chủ yếu là diện tích đất dành để xây dựng trụ sở của các cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức kinh tế và đất xây dựng các công trình sự nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Diện tích này được phân bổ ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện: cao nhất là xã Tam Hưng (12,75 ha) và thấp nhất là xã Thanh Mai (0,19 ha).

- Hiện trạng sử dụng đất quốc phòng: Diện tích đang sử dụng cho mục đích quốc phòng là 23,20 ha, chiếm 0,59% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Mai (20,81 ha), xã Thanh Thùy (2,16 ha).

- Hiện trạng sử dụng đất an ninh: Diện tích đang sử dụng cho mục đích an ninh là 28,79 ha, chiếm 0,73% diện tích đất phi nông nghiệp và tập trung chủ yếu tại xã Xuân Dương (15,71 ha), xã Mỹ Hưng (12,51 ha).

- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có 137,51 ha chiếm 3,50% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất có mục đích công cộng: Trên địa bàn huyện có 1.842,17 ha đất có mục đích công cộng, chiếm 46,95% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ của huyện có 26,65 ha chiếm 0,72% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Hiện trạng sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng: Đất tôn giáo tín ngưỡng của huyện có 51,59 ha chiếm 1,31% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện có 153,11 ha chiếm 3,90% diện tích đất phi nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 - Hiện trạng sử dụng đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của huyện có 646,59 ha chiếm 16,48% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp khác là 3,30 ha, chiếm 0,08% diện tích đất phi nông nghiệp.

* Đất ởđô thị: Thanh Oai có một thị trấn là thị trấn Kim Bài có tổng diện tích đất ở đô thị là 185,92 ha, chiếm 18,93% diện tích đất ở toàn huyện.

* Đất ở nông thôn: Đất ở nông thôn của huyện có 796,17 ha, chiếm 81,07% diện tích đất ở toàn huyện.

* Đất chưa sử dụng: Toàn huyện có 135,09 ha diện tích đất chưa sử dụng, chiếm 1,09% tổng diện tích tự nhiên (toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng).

3.2.2 Tình hình qun lý đất đai ca huyn Thanh Oai

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Thanh Oai tập trung vào một số nội dung:

* Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND huyện đó có nhiều cố gắng đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn dần đi vào nề nếp và ngày càng chặt chẽ hơn, phần lớn quỹ đất đó được giao cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Chính quyền huyện đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật với mục đích để nhân dân hiểu và chấp hành tốt Luật Đất đai.

* Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới giữa Thanh Oai và các huyện giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Tính đến ngày 31/12/2013, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đạt được các kết quả sau:

- Cấp được 22.762 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. - Cấp được 32.081 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đánh giá chính xác quỹ đất, đối tượng sử dụng đất, khả năng khai thác quỹ đất chưa sử dụng, tạo điều kiện cho việc phát triển đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, quản lý đất đai theo đúng pháp luật.

Nhìn chung, công tác thống kê, kiểm kê đất đai được phòng TN&MT đã chủ động triển khai, hướng dẫn, đôn đốc phối hợp, các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra biến động, chỉnh lý số liệu. Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn thiện tài liệu để báo cáo UBND huyện và cấp trên đảm bảo đúng thời gian.

* Quản lý và phát triển thị trường bất động sản

Việc chuyển quyền sử dụng đất được UBND huyện quan tâm nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong năm qua huyện đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật.

Thực hiện nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của liên Bộ TN&MT-Tư Pháp về đăng ký giao dịch bảo đảm, ngành đã triển khai thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Bước đầu đã triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai chưa cao. Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai luôn được quan tâm sát sao, phòng TN&MT chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành liên quan và các xã, thị trấn triển khai thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Cùng với thanh tra thường xuyên, hoạt động thanh tra theo các chuyên đề dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện được thực hiện kịp thời; đặc biệt là thanh tra các nội dung về giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, quản lý mặt bằng đất canh tác.

* Giải quyết tranh chấp vềđất đai

Hàng năm trên địa bàn huyện vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ sử dụng đất liền kề và trong dòng tộc về ranh giới sử dụng đất, quyền thừa kế,… song đã được huyện và các cấp có thẩm quyền giải quyết, cụ thể trong những năm gần đây huyện đã tham gia giải quyết được nhiều vụ tranh chấp, không để tồn đọng các hiện tượng tranh chấp nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội tại địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

* Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai

Thời kỳ trước năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở Thanh Oai chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 huyện có thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện cơ chế “một cửa” ở huyện và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

* Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của UBND thành phố Hà Nội - cùng Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện Thanh Oai nói chung và Phòng Tài nguyên và Môi trường nói riêng đã cố gắng, nỗ lực hết mình, chỉ đạo sâu sát công tác quản lý đất đai. Đội ngũ cán bộ công chức được đào tạo cơ bản có chuyên môn cao và có truyền thống đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao. Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, đất đai luôn là lĩnh vực nhạy cảm và nóng bỏng, có nhiều diễn biến phức tạp khó khăn trong công tác quản lý, luật đất đai và các văn bản dưới luật luôn có sự thay đổi, điều chỉnh và bổ sung. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện luôn được làm tốt, tham mưu kịp thời cho cấp trên trong việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

3.3 Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất

3.3.1 Tình hình thc hin quyn chuyn nhượng quyn s dng đất

Theo kết quả điều tra 150 hộ gia đình của 3 xã, thị trấn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009-2013 cho thấy, có 95 hộ tham gia chuyển nhượng QSDĐ, trong đó có 16 tham gia chuyển nhượng 2 lần, đưa tổng số trường hợp chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng QSDĐ của các hộ được điều tra lên 111 trường hợp, chiếm 63,3% số hộ điều tra.

Tình hình chuyển nhượng QSDĐ ở của các hộ gia đình thể hiện trong Bảng 3.5; phụ lục 02a và phụ lục 02b.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)