Tình hình thực hiện quyền cho thuê QSDĐ theo các xã

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 75)

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.6Tình hình thực hiện quyền cho thuê QSDĐ theo các xã

STT Chỉ tiêu đánh giá Thị trấn

Kim Bài Xã CKhê ự Xã Cao Dương Tổng 1. T(Trổường sng hố trợườp) ng hợp cho thuê 20 25 12 57

Trong đó: Đất ở 11 6 3 20

Đất nông nghiệp 9 19 9 37

2. Diện tích (m2) 4.116,1 16.256,0 11.349,5 31.721,6 3. Thời hạn cho thuê (Trường hợp)

3.1 6-12 tháng 11 6 3 20 3.2. 1-3 năm 9 19 9 37 3.3. 3-5 năm 0 0 0 0 4. Tình hình thực hiện thủ tục Đăng ký biến động (Trường hợp) 4.1 Hoàn tất tất cả các thủ tục 2 0 0 2 4.2 Giấy tờ viết tay có người làm chứng 12 8 5 25 4.3 Không có giấy tờ 6 17 7 30

5. thuê (TrThực trạường ging hấy tợp) ờ tại thời điểm cho

5.1. GCNQSDĐ 17 23 11 51

5.2. Giấy tờ hợp pháp khác 3 2 1 6

5.3. Không có giấy tờ 0 0 0 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Qua điều tra 150 hộ gia đình, cá nhân tại 3 xã, thị trấn giai đoạn 2009- 2013 thì có 57 hộ tham gia thực hiện quyền cho thuê, trong đó đa phần phần là các trường hợp cho thuê đất nông nghiệp với 37 trường hợp, chiếm 64,9%. Diện tích cho thuê và nhận cho thuê cả thời kỳ là 31.721,6 m2, loại đất cho thuê gồm đất ở 1.672,6 m2, chiếm 5,27% diện tích đất cho thuê; diện tích đất nông nghiệp cho thuê là 30.049 m2, chiếm 94,73% diện tích đất cho thuê. Hầu hết các trường hợp cho thuê quyền sử dụng đất ở theo hai hình thức là xây dựng nhà ở với diện tích nhỏ với số lượng nhiều để cho thuê nhà trọ, hoặc xây dựng nhà cho các cá nhân, tổ chức thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất để kinh doanh.

Từ bảng trên cũng cho thấy, số trường hợp cho thuê đất đến đăng ký theo quy định tại cơ quan Nhà nước là rất ít, chỉ có 2 trường hợp thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định (chiếm 3,51% số trường hợp cho thuê), có 25 trường hợp chỉ dùng giấy tờ viết tay với nhau khi cho thuê và có đến 30 trường hợp không làm bất kỳ giấy tờ gì khi cho thuê. Điều này cho thấy những hiểu biết hạn chế của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc cho thuê đất, điều này cũng dễ hiểu bởi họ chỉ cho những người quen biết hay người cùng địa phương, họ cho rằng không cần thiết phải làm các thủ tục rườm rà…

Kết quả trên cũng cho thấy ở các nhóm xã khác nhau, tình hình cho thuê đất có sự khác nhau. Tình hình cho thuê đất tại thị trấn, các xã gần trung tâm thành phố diễn ra mạnh hơn các xã xa trung tâm. Ở các xã trên, số hộ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, buôn bán chiếm tỷ lệ lớn hơn. Những hộ đã có công việc làm ổn định tại các cơ quan Nhà nước, có chỗ ở khác, hoặc họ không có vốn để đầu tư kinh doanh nên họ cho thuê đất ở để sản xuất kinh doanh, hoặc cho thuê nhằm mục đích để ở.

Qua phỏng vấn trực tiếp những người đã thực hiện cho thuê QSDĐ, các cán bộ địa chính xã, thị trấn và phòng Tài nguyên - Môi trường huyện cho thấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 một số nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng những trường hợp cho thuê QSDĐ không khai báo lớn như sau:

- Hầu hết các trường hợp cho thuê QSDĐ đều chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, 1 năm hoặc vài năm, những người này cho rằng chỉ cần hai bên thoả thuận với nhau và hàng năm thực hiện đầy đủ các loại thuế, phí kinh doanh cho Nhà nước là được không cần làm thủ tục khai báo rườm rà.

- Đa số trường hợp các bên cho thuê và thuê nhà ở không muốn nộp bất kỳ khoản lệ phí nào với cơ quan Nhà nước (trốn thuế thuê nhà), do đó việc cho thuê chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng nhau là chính mà không cần đến sự bảo hộ của Nhà nước. Ngoài ra còn do ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, cũng như sự quản lý chưa được sát sao, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.3.3 Tình hình thc hin quyn tha kế quyn s dng đất

Theo quy định của Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND Thành phố Hà Nội, khi người sử dụng đất chết để lai tài sản một thửa đất thì người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật phải đến UBND cấp huyện (đối với Giấy chứng nhận do UBND cấp huyện cấp) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với Giấy chứng nhận do UBND thành phố cấp) để đăng ký quyền sử dụng đất được thừa kế.

Người nhận di sản thừa kế khi làm thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất tại các cơ quan Nhà nước tuỳ từng trường hợp nếu chứng minh được các mối quan hệ thuộc diện miễn thuế theo quy định thì không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào, hoặc được miễn thuế thu nhập cá nhân nhưng phải nộp lệ phí trước bạ; ngoài ra phải nộp lệ phí địa chính theo quy định là 15.000 đồng/lần và phí thẩm định địa chính tối thiểu không dưới 100.000 đồng/hồ sơ.

Tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ tại 3 xã, thị trấn điều tra thể hiện tại Bảng 3.7. và phụ lục 04.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 75)