- Ghi hàng ngày
3.2.2 Công tác quản lý nguyên vậtliệu tại công ty
Xuất phát từ vai trò đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua bảo quản, sử dụng và dự trữ.
Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động cho nên doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành mua vật liệu để đáp ứng kịp thời quán trình sản xuất sản phẩm và các nhu cầu khác trong Công ty .
Ở khâu thu mua: đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Việc tổ chức kho tàng thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, đối với từng loại vật liệu tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn là một trong những yếu tố quan trọng trong yêu cầu quản lý vật liệu.
Thực tế ở Công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông, vật liệu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, sự tồn tại và phát triển sản xuất của Công ty phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu. Cho nên trong các khâu sử dụng: đòi hỏi sử dụng hợp lý tiết kiệm cơ sở các định mức dự toán chi phí nhăm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho Công ty .
Trong khâu dự trữ: Đòi hỏi Công ty phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho thấy từng loại vật liệu để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường không bị ngừng trệ, gián đoạn do các cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
Trong khâu sử dụng: cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm nhằm phát huy hiệu quả việc sử dụng nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Quản lý chặt chẽ từ khâu mua đến khâu quản lý, sử dụng và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản ở doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kế toán vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau.
Do nhận thực được tầm quan trọng đặc biệt của nguyên vật liệu như vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh nên trong công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu Công ty đã tiến hành ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các chứng từ như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... một cách hợp lý có hệ thống theo đúng yêu cầy quản lý của Nhà nước và chức năng hạch toán nhằm đảm bảo quản lý có hiệu quả tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu.