a. Giải pháp thị trường
Chú trọng phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản, tổ chức hàng nông sản. Cụ thể: cần xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ nông thôn, gồm hệ thống các quầy hàng, cửa hàng bán lẻ ở các khu dân cư tập trung, xây dựng hệ thống chợ nông thôn bao gồm cả chợ trung tâm, đầu mối và các chợ xã, cụm xã để phục vụ tốt cho việc trao đổi các nông sản được thuận lợi. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại, dịch vụ. Hướng dẫn tạo điều kiện để các HTX có thểđảm nhận đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.
Đồng thời, người nông dân trên địa bàn huyện cũng cần được cung cấp các nguồn thông tin thị trường đối với các loại nông sản và hàng hoá khác của kinh tế nông thôn để chủ động trong các hoạt động sản xuất. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế tới người nông dân, tới các tổ chức làm công tác xuất khẩu hàng nông sản, để hạn chế tối đa, tiến tới chấm dứt các việc làm vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất, nuôi trồng các nguyên liệu làm hàng xuất khẩu.
Huyện cần tăng cường các hoạt động tổ chức thị trường. Có rất nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức thị trường nông nghiệp nông thôn nhưng quan trọng nhất là: thúc đẩy việc tổ chức tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, tập trung trước hết vào những sản phẩm có quy mô lớn, sản xuất tập trung và chất lượng tốt; xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng nông sản; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng và tăng cường mạng lưới kênh tiêu thụ đối với nông sản và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 98 các hàng hoá khác của kinh tế nông thôn.
Vải thiều là một trong 5 loại cây chủ lực thuộc chương trình phát triển nông nghiệp hàng hoá của tỉnh. Để cây vải thiều thực sự phát huy hết thế mạnh, tăng hiệu quả kinh tế thì giải quyết đầu ra cho quả vải luôn được người sản xuất, người kinh doanh và các cấp chính quyền, ngành chức năng đặc biệt quan tâm. Chỉ đạo xây dựng mô hình sử dụng an toàn hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật trên vải thiều tại xã Đồng Tâm, Phồn Xương; Phối hợp với BQL Dự án Qseap - Sở nông nghiệp và PTNT tổ chức 52 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP (thời gian 4 ngày/ lớp) cho 2.080 hộ sản xuất vải trên địa bàn đồng thời chỉ đạo tổ chức tập huấn được trên 150 lớp chuyển giao KHKT... góp phần đưa năng suất, chất lượng sản phẩm vải thiều được nâng lên rõ rệt.Kết quả, sản lượng vải thiều năm 2012 đã đạt 16.848 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt, vụ vải thiều năm 2012 đã có trên 2 tấn vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ tại Siêu thị của Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội.
Theo tiêu chuẩn VIETGAP, vùng trồng vải phải là vùng thuận tiện giao thông đi lại, đáp ứng với yêu cầu sản xuất hàng hóa, cách xa nhà máy, bệnh viện, xa các khu chế xuất có khả năng gây ô nhiễm, không nằm trên trục đường thường xuyên vận chuyển các chất có khả năng gây ô nhiễm.
Đất trồng vải là nơi ít cho nguy cơ về ô nhiễm hóa học và sinh học, kiểm tra cẩn thận nguồn nước tưới từ các sông hồ ao hoặc giếng khoan không bị ô nhiễm.
Khi tham gia sản xuất vải theo quy trình VIETGAP, các hộđược tập huấn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, đóng gói vải. Kiểm tra trên thực tế và khuyến cáo người dân tuân thủđúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ chất lượng và thương hiệu cho vải thiều. b. Giải pháp về vốn
Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Hiện nay, với sản xuất của nông hộ, vốn có vai trò to lớn, quyết định tới 50-60% kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Vốn đang là một nhu cầu cấp bách không chỉ với các hộ nông dân nghèo và trung bình mà ngay cả đối với các hộ giỏi nhu cầu về vốn cũng càng ngày càng tăng. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 99 được đầu tưđúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy cần có giải pháp giúp dân có vốn sản xuất kịp thời như:
- Cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay, đa dạng hoá các thủ tục cho vay. - Tập trung tối đa và hiệu quả các hiệp hội các đoàn thể tránh sử dụng vốn một cách lãng phí.
- Huyện có các chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn với lãi suất thấp.
Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư thúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.
c. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
Đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất. Do vậy, việc mở các tuyến giao thông liên xã tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn trong toàn huyện để giao lưu trao đổi hàng hoá, sản phẩm và khắc phục khó khăn cho nông dân là việc làm hết sức cần thiết. Ngoài ra hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất cũng là điều kiện cần thiết để áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện cần phải được đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở mới đáp ứng nhu cầu sản xuất, giao lưu của nhân dân.
Nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có, xây dựng thêm một số công trình trọng điểm nhằm đảm bảo cung cấp nước để khai hoang tăng vụ và chuyển diện tích đất một vụ thành đất hai vụ.
Mở rộng chợ nông thôn, hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ vật tư kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của người dân trong trao đổi hàng hoá và phát triển sản xuất.
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện lưới, nâng cấp và tăng cường hệ thống thôn tin, đặc biệt là hệ thống phát thanh tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất.
d. Giải pháp về môi trường
Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học, nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác cán bộ khuyến nông cần thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 100 tình hình sâu bênh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kịp thời tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV một cách bừa bãi
Cán bộ khuyến nông phải bám sát địa bàn, cùng phối hợp với người dân trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với nông dân khi người dân có những vướng mắc trong quá trình sản xuất.
e. Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, sàn xuất các giống mới cho năng suất cao là yếu tố quan trọng nhằm tăng sản lượng cây trồng. Huyện cần tổ chức công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm hỗ trợ cho nông dân về kiến thức và kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh tế và chỉđạo sản xuất cho các cán bộ chủ chốt của tuyến xã, các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Nâng cao độ phì của đất có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng, bao gồm luân canh, gieo trồng che phủ, phủ bồi thảm mục, sử dụng phân xanh và phân chuồng ủ ngấu.
Dựa vào kỹ thuật canh tác trên đất dốc cải tạo đất: - Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá không canh tác được bằng các cây hoang dại, ngắn ngày, chống chịu tốt, cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi; - Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt; - Tạo lớp che phủđất bằng lớp thực vật sống; - Kiến thiết tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và làm đất tối thiểu; - Trồng xen cây họ đậu vào nương sắn; - Xen canh và luân canh; - Trồng cỏ trên các hàng đồng mức.
Theo dõi hiểu rõ chu kỳ sinh trưởng và phát triển của từng loại sâu bệnh, sử dụng tối thiểu và hiệu quả thuốc BVTV. Thay đổi lịch gieo trồng khống chế sự phát triển của sâu bệnh.
Áp dụng và phổ cập, chuyển giao các chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đến hộ sản xuất. Bồi dưỡng kiến thức qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn, mô hình trình diễn của trương chình khuyến nông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 101 hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Chuyển đổi thời vụ gieo trồng thích hợp tránh sâu bệnh, tiếp thu giống mới có chất lượng, giá trị kinh tế cao.
Phát triển đa dạng các mô hình trình diễn cây trồng vật nuôi con giống cho hiệu quả cao, đa dạng hoá các mô hình sản xuất, nông lâm kết hợp, vườn ao chuồng, luân canh, xen canh... giúp cho nông dân lựa chọn mô hình thích hợp vời điều kiện đất đai, kỹ thuật, vốn của riêng mình khuyến khích kinh tế hộ nông dân phát triển. Nông dân thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất.
f. Cơ chế chính sách
Từng xã, vùng phải xây dựng được quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với quy hoạch tổng thể về sử dụng đất của toàn huyện.
Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi, dồn ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn (dồn điền đổi thửa), tạo điều kiện cho việc tập trung ruộng đất phát triển kinh tế trang trại, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của vùng trên thị trường.
Tạo điều kiện thông thoáng về cơ chế quản lý để các thị trường nông thôn trong khu vực phát triển nhanh, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được thuận lợi.
Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đọ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộđịa phương, cũng như hiểu biết của người dân.
Đưa các chính sách hợp lý về sử dụng đất đai của huyện để phát triển kinh tế cho nông dân, phát triển kinh tế phải gắn với việc bảo vệđất, bảo vệ môi trường.
Xây dựng và phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, tiếp tục cung ứng giống cho các hộ nông dân.
Khuyến khích các hộ tham gia sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo định hướng quy hoạch của huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 102
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
1. Tổng diện tích tự nhiên trong toàn huyện là 30.308,61 ha, trong đó đất nông nghiệp là 24.533,12 ha chiếm 80,94% (chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp). Trên địa bàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất chính với 19 kiểu sử dụng đất khác nhau phân bốở ba tiểu vùng. Tiểu vùng 1 có diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng chiếm 41,49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện với 4.302,39 ha. Tiểu vùng 2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng chiếm 24,42% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện với 2.532,07 ha. Tiểu vùng 3 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng chiếm 34,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện với 3.534,72 ha.
2. Đất chuyên lúa là loại hình sử dụng đất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Dựa vào điều kiện khí hậu thuận lợi, tương đối chủ động nguồn nước tưới và diện tích đất thích hợp.
Lúa hai vụ (đông xuân – lúa mùa): Phân bốđều tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện, tập trung ở những khu vực thuận lợi nguồn nước tưới. Tổng diện tích đất trồng lúa hai vụ: 2.712,15 ha. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thế đang sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai. Các giống lúa thuần: Kháng dân, DV108, Q5, C10, C71, Đột biến 6, Bao thai, Lúa nếp, Lúa thơm…Các giống lúa lai là Nhị ưu 838, Nhịưu 63, TH3-3, Thục hương 6.
Loại hình sử dụng đất lúa - màu chiếm tỷ lệ 16,24% với diện tích 1639,44 ha rất đa dạng các kiểu sử dụng đất của loại hình này toàn bộđược chia thành 2 vụ lúa - 1 vụ màu.
Loại hình sử dụng đất chuyên màu có 1165,61 ha, chiếm tỷ lệ 11,54% diện tích đất canh tác của huyện, gồm 10 kiểu sử dụng đất. Các kiểu sử dụng đất này chủ yếu tập trung ở các chân đất cao và tập trung ở các xã của 3 tiểu vùng.
Loại hình sử dụng đất cây ăn quả có diện tích 4.158,92 ha, chiếm 41,19% tổng diện tích .
Loại hình sử dụng đất chuyên trồng chè diện tích 422 ha, chiếm 4,17% tổng diện tích.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 103 3. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Thế cho thấy:
- Có nhiều loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao như loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu, loại hình sử dụng đất chuyên màu, loại hình sử dụng đất chuyên lúa. Loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu cho GTSX trung bình đạt 138.603,93 triệu đồng/ha, GTGT trung bình đạt 84.450,01 triệu đồng/ha, loại hình sử dụng đất chuyên màu cho GTSX là 177.787,78 triệu đồng/ha, GTGT là 108.593,33 triệu đồng/ha, loại hình sử dụng đất chuyên lúa cho GTSX trung bình là 60.781,1 triệu đồng/ha, GTGT trung bình là 34.032,43 triệu đồng/ha.
- Về hiệu quả xã hội: Loại hình sử dụng đất chuyên màu là loại hình sử dụng đất thu hút nhiều công lao động nhất. Số công lao động trung bình của loại hình này là 1.126 công LĐ/ha; loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu là 894 công LĐ/ha; loại hình sử dụng đất chuyên lúa là 499 công LĐ/ha.
- Hiệu quả môi trường: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân thì vấn đề định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới đối với huyện Yên Thế là: xây dựng vùng chuyên canh tập trung như: lúa chất lượng cao ở các xã có địa hình bằng phẳng, chuyên CCNNN ở vùng gò đồi …. Mở rộng diện tích đất trồng cây họ đậu (có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi) cải tạo đất đồi núi chưa sử dụng và phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi (đại gia súc). Chuyển đất 1 lúa màu trên đất vàn cao có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha sang trồng 3 vụ.
4. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung đưa một số cây trồng có giá trị cao vào sản xuất như trồng rau sạch, trồng cây ăn quả. diện tích canh tác chuyên lúa sẽ giảm xuống, diện tích chuyên trồng lúa - màu, chuyên màu, trồng chè tăng lên sẽđáp ứng được nhu cầu về lương thực cũng như sản phẩm hàng hóa. Trên