Phương pháp và chỉ tiêu tính hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 46)

a. Hiệu quả kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K - C H = K/C H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó: + H: Hiệu quả + K: Kết quả + C: Chi phí + 1, 0 là chỉ số thời gian (năm) Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng trên 1 ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quảđầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sởđể so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành. Các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

b. Hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉđề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Khả năng giải quyết việc làm thể hiện qua số công lao động cần thiết của loại hình sử dụng đất trong một chu kỳ kinh tế;

- GTSX/công LĐ/ha, GTGT/công LĐ/ha, TNT/công LĐ/ha;

- Đảm bảo an ninh lương thực ởđịa phương thông qua tổng sản lượng lúa, bình quân kg lúa/người/năm;

- Khả năng sản xuất hàng hoá thể hiện ở chủng loại sản phẩm, số lượng tiêu thụ, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá của từng loại nông sản.

c. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường cũng là một chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ đánh giá một số chỉ tiêu mang tính định tính:

- Khả năng che phủđất, gây xói mòn hay hạn chế xói mòn, rửa trôi đất; - Mức độ đầu tư và ảnh hưởng của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.

- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 46)