Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 26)

- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh với quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.

+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là: H = K - C H = K/C H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó, H: hiệu quả K: kết quả C: chi phí 0 và 1 là chỉ số về thời gian

Tùy vào các hệ thống tính toán khác nhau mà các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sẽ khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tếđất nông nghiệp có những sự khác nhau tùy vào từng hệ thống kinh tế.

* Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp gồm: + Giá trị sản xuất (GTSX)

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. GTSX chính là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

+ Chi phí trung gian (CPTG)

Bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (GTGT)

Giá trị gia tăng được tính theo công thức: GTGT = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến GTGT, đặc biệt trong các quyết định ngắn hạn. Nó là kết quả của việc đầu tư các chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ.

Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động:

Hiệu quả kinh tế trên một ngày lao động thực chất là đánh giá kết quảđầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất hoặc từng cây trồng, làm cơ sởđể so sánh với chi phí cơ hội của từng lao động, bao gồm: GTSX/công LĐ và GTGT/công LĐ.

Các chỉ tiêu được phân tích, đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu GTSX và GTGT đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Hiệu quả xã hội

+ Kết quả của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng cao trình độ dân trí và những hiểu biết xã hội. Kiến thức, kinh nghiệm của người nông dân có thểđược trau dồi thông qua các hoạt động nhưđưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trường khi sản xuất hàng hoá phát triển.

+ Sử dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu.

+ Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trò khác nhau trong sự nghiệp phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành, các vùng cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 chung và đất nông nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướng mang tính chiến lược.

+ Hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho người lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm các tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước.

+ Thực tế cho thấy, hình thức du canh, du cư không những làm cho cuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng suy thoái môi trường đất, nước...Vì vậy cần sản xuất nông nghiệp một cách bền vững.

* Hiệu quả môi trường :

Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ đất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật... đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường. Sử dụng đất thực sựđạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy, một số tiêu chí đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử dụng đất được đưa ra là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai. + Độ phì nhiêu của đất.

+ Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên.

+ Sự thích hợp môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 26)