Tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 41)

Bc Giang

Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng nông dân Bắc Giang luôn phải chịu cảnh "Được mùa rớt giá, mất mùa được giá". Điệp khúc ấy ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ởđịa phương. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản của vùng Lục Ngạn, Bắc Giang. Sản lượng vải thiều hàng hóa trung bình mỗi năm có hơn 100 nghìn tấn quả. Vụ vải năm nay, không ít hộ trồng vải thiều ở các huyện Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động và cả một số hộ ở Lục Ngạn đã bỏ vải rụng không thu hoạch vì giá công hái quả cao, giá vải lại quá thấp, không đủ bù trả công thu hoạch. Một số hộđã chặt cây vải để trồng cây lấy gỗ.

Bắc Giang còn là vùng sản xuất cây rau màu vụđông có diện tích 23.423 ha. Hằng năm, sản lượng rau, củ quảđạt tới 324.488 tấn. Bắc Giang còn có vùng trồng rau, quả chế biến ở các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên, với diện tích hơn 1.200 ha, hằng năm cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 xuất khẩu hơn 20 nghìn tấn nguyên liệu. Cây rau màu thực phẩm ở Bắc Giang cũng không tránh khỏi điệp khúc "được mùa rớt giá"; 500 đồng/mớ rau cải, 1.000 đồng/kg cà chua, 2.000 đồng/kg bắp cải. Người nông dân đèo một thúng cà chua ra chợ bán được 30 nghìn đồng không bù nổi tiền xăng xe.

Chăn nuôi cũng không tránh khỏi quy luật khắc nghiệt của thị trường, dịch bệnh. Ở Yên Thế, có hộ nuôi gà đồi gặp phải vụ dịch. Nhưng những vụ chăn nuôi thuận lợi cũng chưa hết khổ vì nạn tư thương ép cấp, ép giá; lãi chui vào túi tư thương trung gian. Người sản xuất sản phẩm nông nghiệp lợi lộc chẳng được bao nhiêu. Một kg gà đồi Yên Thế mua tại chỗ giá bình quân 30-40 nghìn đồng. Đến người tiêu dùng ngay tại thành phố Bắc Giang đã lên tới hàng trăm nghìn. Lợi ích phần lớn rơi vào khâu trung gian. Người sản xuất, người tiêu dùng đều thua thiệt.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do Bắc Giang còn thiếu quy hoạch cho từng vùng nên phát triển cây trồng và vật nuôi chưa hợp lý; việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, kết quả hạn chế, sản xuất nhìn chung còn phân tán, manh mún, ảnh hưởng tới việc đưa khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, khó tạo được nguồn nông sản hàng hóa tập trung lớn. Một bộ phận lớn các hộ nông dân chưa có tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất theo phong trào, thấy hàng xóm làm thu lợi cao là cả làng ồ ạt làm theo. Mặt khác, hiện nay, một bộ phận lớn lớp trẻ nông thôn đi học, vào làm trong các nhà máy, KCN tập trung; ở lại còn lớp trung niên và người già. Việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật cũng làm theo phong trào, có học là được; chưa đáp ứng cái nông dân cần để dạy. Năng suất lao động ở nông thôn còn thấp. Việc đưa cơ giới vào sản xuất chưa được quan tâm, vẫn do tự phát từng gia đình nông dân. Sức mạnh, lợi thế của cơ giới hóa chưa phát huy được hiệu quả, có nơi còn lãng phí công suất của máy móc, thiết bị.

Chưa tổ chức được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chuyên nghiệp, sản xuất chưa gắn với tiêu thụ sản phẩm, tạo nên mất bình đẳng về lợi ích. Người đổ mồ hôi công sức làm ra sản phẩm luôn thua thiệt, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Sự gắn kết bốn nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 chặt chẽ, kém hiệu quả, làm ảnh hưởng không nhỏ sự phát triển sản xuất nông nghiệp địa phương. Việc đầu tư cho nông nghiệp chưa thỏa đáng.

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang mới quan tâm tới thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, chưa quan tâm đúng mức tới xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp ở nông thôn. Trong khi đó quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn cần có mô hình quản lý thích hợp, tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoặc hiệp hội chuyên từng sản phẩm như Hiệp hội sản xuất tiêu thụ vải thiều, Hiệp hội chăn nuôi, tiêu thụ gà đồi... Có như vậy, các hiệp hội, HTX tập trung mới đủ khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, xây dựng thương hiệu để sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của nông dân Bắc Giang có vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 (nhiệm kỳ 2011-2015), Bắc Giang tiếp tục thực hiện chương trình "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới". Đây là chương trình trọng tâm của tỉnh nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với chế biến và thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân. Mục tiêu của tỉnh là đến 2015, cây ăn quả có sản lượng 135-150 nghìn tấn/vụ. Trong đó, sản lượng sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP chiếm 35%. Tổng sản lượng lúa đạt 106 nghìn tấn; rau quả chế biến đạt từ 49 đến 60 nghìn tấn; lạc hạt (củ) đạt 12.000-15.000 tấn. Đàn lợn tăng lên 1,5 triệu con, tỷ lệ chăn nuôi tập trung trang trại an toàn sinh học chiếm 20% tổng đàn, hơn 50% đàn lợn nạc, đàn gà đạt 16,5 triệu con, 30% nuôi theo mô hình trang trại an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.

Tại huyện Yên Thế những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bền vững hay theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá còn chưa nhiều, chưa toàn diện. Vì vậy, đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)