a. Quan điểm xây dựng định hướng
Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong 5 Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Để triển khai, tổ chức thực hiện tốt Chương trình, ngày 29/3/2011 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 59-NQ/HU về các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm và các kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015; trong đó có Chương trình nâng cao chất lượng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa. Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện ban hành Kế hoạch số 52/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện 04 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX. Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức 03 hội nghị để quán triệt Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình hành động, các đề án liên quan về phát triển nông nghiệp hàng hóa đến các cơ quan thuộc Huyện ủy, UBND huyện, các nghành, các xã, thị trấn. Chỉđạo các cơ quan ban, ngành, đoàn thể của huyện và UBND các xã lồng ghép nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung vào một số hội nghị, cuộc họp của đơn vị.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93 - Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đối với đất sản xuất nông nghiệp những vùng đất cao, vàn thì trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao. Hình thành các khu chăn nuôi tập trung và các trang trại tổng hợp. Bên cạnh đó cũng chuyển một phần đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp đểđáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hoá.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi ha canh tác. Đầu tư công nghệ sinh học và công nghệ cao để nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp huyện nhà.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên cho công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch. - Huy động các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, của địa phương và nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành một số vùng chuyên canh trồng cây ăn quả hàng hoá như: vải, dưa, rau quả chế biến... tạo thành những vùng đất có thu nhập cao.
- Mở rộng các hệ thống canh tác và các mô hình sản xuất hợp lý có hiệu quả với quan điểm vừa đa canh vừa chuyên canh. Khai thác tốt các loại sản phẩm có ưu thế của mỗi vùng, tiểu vùng 1: cây ăn quả,..tiểu vùng 2: lúa, lúa - màu,... tiểu vùng 3: lúa - màu, chuyên màu…, xác định là những cây trồng chủ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mỗi tiểu vùng.
- Phát triển kinh tế trang trại như: Phát triển trang trại, các mô hình VAC và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp cung cấp các sản phẩm hàng hoá cho thị trường: Thịt lợn, gà đồi...
- Coi trọng công tác thủy lợi, hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng hệ thống thủy lợi tiên tiến, đồng bộ cho vùng trồng cây ăn quả, rau, vùng chuyển đổi thủy sản theo hướng vừa chủ động tưới tiêu, vừa kết hợp phát triển hệ thống giao thông nội đồng, phục vụ vận hành phương tiện cơ giới hóa.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng cường sử dụng giống có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94 năng suất và chất lượng cao. Tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích cây vụđông. Nâng cao hệ số sử dụng đất, đưa nhanh giá trị sản xuất/ha đất canh tác đạt từ 40 - 50 triệu đồng/ha.
b. Căn cứ xây dựng định hướng
- Căn cứ vào quỹ đất hiện có: diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện 24.533,12 ha, chiếm 80,94% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng: 390,06 ha, chiếm 1,29% tổng diện tích tự nhiên, diện tích này hoàn toàn có thể khai thác một phần đưa vào mục đích nông lâm nghiệp.
Căn cứ vào định hướng trong những năm tới kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang nói chung cũng như của huyện Yên Thế nói riêng cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (gồm cả nuôi trồng thuỷ sản). Phát triển nông nghiệp hàng hoá dựa trên cơ sởđầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm. Xây dựng các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá tập trung quy mô thích hợp gắn với thị trường, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các khâu kỹ thuật canh tác chủ yếu như giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, thú y...
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương: diện tích đất đai, kinh nghiệm sản xuất của người dân trong canh tác cây lúa, cây màu và cây ăn quả, đặc biệt là cây vải đang là sản phẩm hàng hoá hàng đầu của huyện. Do đó huyện cần sản xuất vải tập trung theo tiêu chuẩn VIETGAP.
- Căn cứ vào thực tế điều tra trên địa bàn ba tiểu vùng và các số liệu phân tích về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
c. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên toàn huyện
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung đưa một số cây trồng có giá trị cao vào sản xuất như trồng rau sạch, trồng cây ăn quả. Chuyển một bộ phận đất lúa 2 vụ bấp bênh ở những vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây ăn quả và du lịch sinh thái. Đưa các loại cây chịu hạn như lạc, ngô, cà tím, tỏi ta, bí xanh… vào canh tác để khắc phục hiện tượng hạn cuối vụ xuân và đầu vụ mùa, nhất là ở các xã Đồng Lạc, Tân Hiệp, Đông Sơn Phát triển mạnh cây trồng vụđông như khoai lang, rau vụ đông, đậu tương, ngô… và các giống cây ăn quả như nhãn, na, hồng… Thử nghiệm mới các giống cây ôn đới có khả năng thích nghi với môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95 trường và cho hiệu quả kinh tế cao như dưa chuột, cà chua bi,… Ngoài ra còn đang nghiên cứu giống cây vải trái mùa cho năng suất tốt và mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Đẩy mạnh khai thác hiệu quả sử dụng đất, tích cực trồng cây xen canh gối vụ, đặc biệt là kết hợp trồng rừng với cây ăn quả, xen canh giữa cây lâu năm và các loại cây rau ngắn ngày để khai thác tối đa các tầng đất, mang lại lợi nhuận cao cho người dân. áp dụng các tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất, nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân.
Diện tích đất trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng tăng cơ cấu các loại cây trồng có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như giống lúa thơm, lúa nguyên chủng đã được xác nhận (giống mới N46 – lúa ngon, ngắn ngày), tăng diện tích trồng cây khoai tây, lạc, rau các loại; giảm các loại cây trồng kém hiệu quả như khoai lang, sắn, (thay giống ngô mới LVN14, chịu hạn, tỷ lệ nảy mầm lớn, tăng trưởng tốt, năng suất cao). Nuôi trồng thử nghiệm vùng sản xuất nấm phục vụ chế biến và xuất khẩu, chủ yếu là nấm rơm, nấm mỡ, mộc nhĩ…
* Một số vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện gồm:
- Đẩy mạnh phát triển các xã trồng lúa có năng suất cao và diện tích lớn như: Hương Vĩ, Tân Hiệp, Tam Hiệp, Đồng Lạc, Đông Sơn, Bố Hạ, Đồng Kỳ, Phồn Xương
- Vùng sản xuất lúa lai với quy mô khoảng 1.168 ha năm 2020. Các giống lúa được sử dụng là Syn 6, Q ưu 1, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, TH3-3, BTE-1, Thục hưng 6, Phú ưu 1, DV108, KD18. Quy hoạch vùng sản xuất lúa lai tập trung ở các xã như Hồng Kỳ, Đồng Tâm, Tân Sỏi, Phồn Xương, An Thượng, Tiến Thắng
- Phát triển các xã có chuyên canh các loại cây rau đậu như: Đồng Hưu, Hương Vĩ, Phồn Xương, Đồng Lạc.
- Phát triển các xã có thế mạnh về cây ăn quả như: Bố Hạ, Canh Nậu, Tiến Thắng ....
* Các kiểu sử dụng đất
Từ quan điểm phát triển, việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi đưa ra các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn huyện Yên Thế tại bảng 3.22.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96
Bảng 3.22. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thếđến năm 2020 Đơn vị tính: ha STT Loại hình Kiểu sử dụng đất Diệnn tích ăm 2013 Diện tích năm 2020 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích 10.098,12 10.463,42 365,30 1 Chuyên lúa Tổng số 2.712,15 2.562,11 -150,04
1. Lúa đông xuân – Lúa mùa 2.712,15 2.562,11 -150,04
2 Lúa - Màu Tổng số 1.639,44 1.838,78 199,34
2. Lúa xuân - lúa mùa - ngô 614,91 676,29 61,38
3. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 502,24 516,65 14,41
4. Lùa xuân - lúa mùa - đậu tương 415,64 489,20 73,56
5. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 106,65 156,64 49,99
3 Chuyên màu Tổng số 1.165,61 1.262,43 96,82
6. Ngô - khoai lang - khoai lang 95,64 89,25 -6,39
7. Ngô - rau các loại - rau các loại 186,47 215,03 28,56
8. Lạc - lạc - đậu tương 145,20 152,15 6,95
9. Đậu tương - rau các loại - đậu tương 185,20 206,40 21,20
10. Chuyên Ngô 98,80 88,62 -10,18 11. Chuyên Lạc 45,68 40,26 -5,42 12. Chuyên rau các loại 53,24 122,76 69,52 13. Sắn 205,50 188,59 -16,91 14. Chuyên đậu tương 95,20 100,25 5,05 15.Chuyên cà chua 54,68 59,12 4,44 4 Cây ăn quả Tổng số 4.158,92 4.019,62 -139,30 16. Vải 4.071,92 3.903,62 -168,30 17. Cam 63,00 79,00 16,00 18. Nhãn 24,00 37,00 13,00 5 Cây công nghiệp lâu năm Tổng số 422,00 780,48 358,48 19. Chè 422,00 780,48 358,48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97 Qua bảng 3.22 ta thấy, diện tích canh tác chuyên lúa sẽ giảm xuống, diện tích chuyên trồng lúa - màu, chuyên màu, trồng chè tăng lên sẽđáp ứng được nhu cầu về lương thực cũng như sản phẩm hàng hóa. Trên cơ sởđó nâng cao được hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân.
Nhìn chung sản xuất, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đều có bước phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng những cây trồng cho giá trị kinh tế cao. Cơ cấu các ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế.