Việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại như: mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và ảnh hưởng của nó đến môi trường; nhận định chung của nông dân về mức độảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất. Ngoài ra, hệ thống canh tác và bố trí cây trồng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xói mòn đất trên đất đồi núi. Việc bố trí hệ thống cây trồng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc có ý nghĩa tới vấn đề thoái hóa, xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, dự trữ nguồn nước…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89
- Việc sử dụng phân bón trong canh tác:
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân hóa học không hợp lý và cân đối đã gây tác động xấu đến môi trường nhất là môi trường đất.
Tỷ lệ bón phân N:P:K đối với mỗi cây trồng ở mỗi vùng là khác nhau. Một số cây trồng tỷ lệ bón phân còn mất cân đối nghiêm trọng. Nông dân bắt đầu có thói quen sử dụng Kali cho cây trồng nhưng số lượng vẫn không lớn, tỷ lệđạm vẫn là chủ yếu. Đây là lý do ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Từđó dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng tăng.
Kết quảđiều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng của huyện Yên Thế được so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng của Nguyễn Văn Bộ (2008) [5], chúng tôi thu được kết quả như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90
Bảng 3.21. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
TT Cây trồng
Theo điều tra Theo tiêu chuẩn
Đạm Lân Kali Phân chuồng Đạm Lân Kali Phân chuồng
(kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tấn/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tấn/ha)
1 Lúa xuân 142,5 85,2 69,16 8 120-130 80-90 30-60 08 – 10 2 Lúa mùa 90,29 55 30 6 80-100 50-60 0-30 06 - 08 3 Ngô 155,6 95,26 75,1 8 150-180 70-90 80-100 08 - 10 4 Khoai lang 35,2 69,65 57,8 3 150-180 70-90 80-100 08 - 10 5 Lạc 50,56 43,79 82,56 5,35 20-30 60-90 30 - 60 20 - 25 6 Đậu tương 20,84 45,00 41,67 3,61 30-40 60 40-60 05 - 06 7 Cà chua 135,2 77,5 125,2 8,2 30-40 60 40-60 05 - 06 8 Rau 79,25 76,65 68,05 9,26 50-60 70-80 80-90 25 - 30 9 Sắn 21,65 35,26 39,15 5,2 150-180 70-90 80-100 08 - 10 10 Nhãn 176,9 110,6 109,2 12,52 180-200 80-90 110-120 25 - 30 11 Vải 122,2 130,2 65,5 3,2 180-200 80-90 110-120 25 - 30 12 Cam 56,2 85 36 0 180-200 80-90 110-120 25 - 30 13 Chè 45 24 15 0 180-200 80-90 110-120 25 - 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 Từ kết quảđiều tra, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề về mức bón phân trên địa bàn huyện như sau:
Phân đạm được bón chủ yếu là phân urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu từ kaliclorua. Hầu hết các loại cây trồng đều được bón đạm với một lượng nhiều hơn so với tiêu chuẩn, như lúa xuân bón 142,5kg/ha, trong khi đó tiêu chuẩn cho phép là 120- 130 kg/ha, đậu tương là 20,84kg/ha mức độ cho phép là 30 - 40 kg/ha, cà chua bón 135,2kg/ha tiêu chuẩn cho phép là 30-40 kg/ha, rau bón 79,25kg/ha tiêu chuẩn cho phép 50 - 60kg/ha. Đối với phân lân, các cây trồng đều vượt quá tiêu chuẩn so sánh nhưng cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Đối với phân kali, các cây trồng cũng được bón ở ngưỡng cho phép. Trong thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi trong huyện cũng chưa được chú trọng nên lượng phân chuồng cung cấp cho sản xuất cũng không đủ. Mức độ bón phân không đạt tiêu chuẩn và không cân đối sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và dinh dưỡng trong đất. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ bón phân cân đối giữa các loại cây trồng.
- Việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác:
Bên cạnh yếu tố sử dụng phân bón thì vấn đề thuốc bảo vệ thực vật đang là vấn đề quan tâm hiện nay đối với bà con nông dân. Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp tồn tại một số vấn đề như: tình hình sâu bệnh có diễn biến phức tạp do yếu tố thời tiết và do tình trạng quen thuốc dẫn đến lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều hơn so với trước kia, đặc biệt trên diện tích cây rau màu. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của nhân dân tràn lan không kiểm soát được về liều lượng cũng như chất lượng chủng loại thuốc. Việc sử dụng thuốc trừ sâu tuy có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhưng thực tế nông dân sử dụng theo kiểu định kỳ, đặc biệt loại hình chuyên màu như các loại rau, cà chua phun 5 - 6 lần/vụ. Do số lượng thuốc và tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sự an toàn chất lượng sản phẩm. Loại hình sử dụng đất dùng thuốc bảo vệ thực vật ít nhất là cây ăn quả. Chính bởi vậy sự tác động môi trường đất của loại hình này là theo chiều hướng tích cực. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có sự kiểm soát dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 Về mức độ thích hợp của các cây trồng trên địa bàn huyện, chúng tôi nhận thấy, cây lúa và cây họđậu không ảnh hưởng đến môi trường đất, luôn thích nghi và cho năng suất ổn định, đặc biệt cây họđậu còn có tác dụng cải tạo đất.
Rau các loại là những cây trồng có giá trị hàng hóa cao nhưng do lượng phân bón và thuốc BVTV dùng nhiều và không cân đối nên cần có hướng dẫn của khuyến nông; Khi luân canh cây lúa với cây họđậu sẽ làm giảm sự suy thoái đất vì trong đất lúa có nguồn nước là lớp đệm bảo vệ kết cấu đất, một số vùng đất thấp được dẫn nước từ phù sa về tạo thành keo cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Khi trồng lúa thì có lượng nước nhất định nên các chất hóa học sẽ bị pha loãng, mầm bệnh được tiêu diệt không ảnh hưởng đến môi trường, mùa vụ sau. Đối với cây họ đậu thì có tác dụng nâng cao độ phì của đất do cốđịnh Nitơ, nên giảm được việc sử dụng đạm vô cơ.
4.4 Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Yên Thếđến năm 2020