a. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên 30.308,61 ha, bằng 7,88% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là huyện lớn thứ 4 của tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398.
Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc (Việt Nam), nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam:
+ Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, ranh giới tự nhiên là con sông Thương một sông lớn trong hệ thống sông Thái Bình;
+ phía Bắc là vùng núi thấp dưới chân dãy núi Bắc Sơn, mà dãy núi này hay được biết đến hơn với cái tên cánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên (một trong năm dãy núi hình vòng cung tạo nên nét đặc trưng của địa hình vùng Đông Bắc);
+ Phía Tây giáp các huyện của tỉnh Thái Nguyên, kể từ Tây lên Bắc lần lượt là: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai;
+ phía Nam giáp huyện Tân Yên.
Chảy qua giữa huyện, theo hướng Đông Nam là con sông Sỏi, một nhánh nhỏđầu nguồn của sông Thương.
Yên Thế có 21 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn (TT Cầu Gồ và TT Bố Hạ) và 19 xã (An Thượng, Bố Hạ Canh Nậu, Đồng Hưu, Đồng Kỳ, Đồng Lạc, Đồng Sơn,Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Vương, Hồng Kỳ, Hưng Vĩ, Phồn Xương, Tam Hiệp, Tam Tiến, Tân Hiệp, Tân Sói, Tiên Thắng và Xuân Lương). Với tiềm năng là huyện miền núi, có diện tích đất nông lâm nghiệp tương đối lớn, trong đó đất lâm nghiệp chiếm khoảng 52% diện tích tự nhiên (chủ yếu là đồi núi thấp); hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư (các tuyến đường tỉnh, đường huyện và liên xã đến nay cơ bản đã được cứng hóa) hệ thống đường giao thông được bố trí tương đối hợp lý tạo điều kiện tốt cho huyện nhà có thể mở rộng giao lưu kinh tế hàng hoá với bên ngoài; hệ thống thủy lợi bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Vềđiều kiện tự nhiên, sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi tạo cho Yên Thế có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, toàn diện.
b. Khí hậu + Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 23,4 0C.
Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,9 0C Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,5 0C
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 3 - 5 0C).
+ Bức xạ nhiệt:
Vùng có lượng bức xạ trung bình, có 1729,7 giờ nắng/năm, cho phép nhiều loại cây trồng phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.
+ Mưa:
Lượng mưa trung bình 1518,4 mm/năm được phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài.
Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới.
+ Độ ẩm không khí:
Độẩm không khí trung bình năm khá cao 81 - 82%. Bình quân các tháng mùa mưa, độẩm không khí đạt 85 %, trong các tháng mùa khô chỉ số này là 76 - 80%.
+ Gió:
Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông bắc thịnh hành trong mùa khô, với tốc độ gió trung bình 2,2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió thịnh hành của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s.
Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển và có thể làm nhiều vụ trong năm. c. Đặc điểm địa hình
Huyện Yên Thế thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt khá mạnh, địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình vùng núi: Có diện tích khoảng 11.200 ha chiếm 37,3% diện tích toàn huyện. Phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn (cấp III và IV). Vùng này đất đai còn khá tốt, độẩm khá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
- Địa hình đồi thấp: Có 10.600 ha chiếm 35,2% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8 - 15o (cấp I, III), có khả năng phát triển cây lâu năm và một số cây hàng năm.
- Địa hình đồng bằng: Chiếm 24,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai khá bằng phẳng ven các sông, suối, và kẹp giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân ( 0 - 8o). Vùng này chủ yếu là đất thuần, có khả năng phát triển cây lương thực, rau màu.
d. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Nhận xét chung vềđiều kiện thổ nhưỡng, đất đai của huyện Yên Thế: - Lợi thế: Tính đa dạng của đất đai: Trong huyện có 9 đơn vịđất đai chính có tính chất khác nhau, phân bốở cả vùng bằng và vùng dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị.
- Hạn chế: Nói chung độ phì của đất không cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi còn xảy ra ở vùng đất dốc có độ che phủ thấp làm suy giảm chất lượng đất.
* Tài nguyên nước + Nguồn nước mặt
Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía Đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; Sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ, dài 38 km). Tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Nguồn nước ngầm
Qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú. Khảo sát các giếng khoan ở các hộ gia đình cho thấy, mực nước ngầm tầng nông ở vào khoảng 15- 25m, lưu lượng nước khá lớn, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên, chất lượng nước nhiều khu vực chưa đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt do bị ô nhiễm oxit sắt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2010 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 14599,16, chiếm 48,44% tổng diện tích tự nhiên. Còn lại chủ yếu là rừng trồng với các loại cây như keo lai, bạch đàn… Hàng năm cho khai thác 40.000- 50.000 m3 gỗ các loại.
Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhân dân đã chú ý nhiều đến việc trồng rừng, trồng cây ăn quả, do đó thảm thực vật ngày càng phát triển.
Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loài thú không nhiều.
* Tài nguyên khoáng sản
Sơ bộđánh giá Yên thế có các loại khoáng sản chủ yếu sau:
+ Than gầy: có mỏ Bố Hạ phân bố ở 2 xã Đồng Hưu và Đông Sơn, hiện tại công ty cổ phần khoáng sản Bắc Giang, công ty TNHH Tam Cường đang đầu tư khai thác. Tổng trữ lượng mỏ khoảng 4.570 ngàn tấn (đã khai thác ước khoảng 800 ngàn tấn). Than có chất lượng thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất vật liệu (đốt gạch, nung vôi…) tại địa phương.
+ Nhóm kim loại đen: Quặng sắt có trữ lượng khoảng 500 ngàn tấn, chất lượng quặng loại trung bình, hiện đang được khai thác phục vụ công nghiệp địa phương và cung cấp cho các cơ sở luyện gang thép. Quặng barit mới điều tra sơ bộ, cần được điều tra đánh giá chi tiết.
+ Nhóm kim loại quý: Chủ yếu là vàng sa khoáng do dân khai thác tự do, sản lượng không nhiều, tập trung ở thượng nguồn sông Sỏi (có chiều dài khoảng 3 km rộng 300- 400 m), cần được thăm dò khảo sát đểđánh giá và lập kế hoạch khai thác.
+ Đất sét: có ở nhiều nơi trong huyện (đặc biệt ở khu vực Đồi Mồi- Bố Hạ và La Lanh, Đồng Vương trữ lượng khoảng 300.000 m3), hiện tại đang được khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Yên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ngót 30 năm (1884- 1913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hiện nay trên đất Yên Thế còn lưu lại được nhiều di tích quý báu của cuộc khởi nghĩa:
+ Đồn Phồn Xương: Đây là trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi đây đã xây dựng nhà lưu niệm cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế. Hàng năm vào các ngày 15, 16, 17 tháng 3 dương lịch đã diễn ra lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa, đón hàng vạn khách thập phương trong cả nước về dự hội.
+ Các di tích lịch sử- văn hóa khác: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Chùa Lèo, Đình Dĩnh Thép, Chùa Thông, là những di tích lịch sử ghi lại những chiến công của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ngót 30 năm.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số di tích lịch sử văn hóa khác được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
e. Thực trạng môi trường
Là một huyện miền núi của tỉnh Yên Thế gần như vẫn giữ nguyên được một bầu khí quyển trong lành, môi trường chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động của con người như các vùng khác. Tuy nhiên với tình trạng khai thác rừng hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và con người vì đây là vùng có diện tích rừng tương đối lớn. Do đó, trong tương lai toàn thể nhân dân trong huyện cần tích cực bảo vệ và trồng rừng.