7. Cấu trúc của luận văn:
1.1.3. nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất
1.1.3.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nói chung
QHSDĐ giữ vai trò là vị trí trung tâm trong hệ thống quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai là tài liệu tổng hợp, khoa học và pháp lý về các phương hướng cơ bản sử dụng quỹ đất quốc gia trên cơ sở phân bổ hợp lý giữa các ngành kinh tế quốc dân và bảo vệ toàn diện tài nguyên môi trường đất nhằm đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng của cả nước và các địa phương trong một giai đoạn dài hạn.
Tính tổng hợp được thể hiện ở việc thu thập, đánh giá, phân tích kế thừa các quy hoạch sử dụng các loại đất của các ngành kinh tế quốc dân.
Tính khoa học thể hiện ở sự cân đối có cơ sở khoa học các nhu cầu sử dụng đất của các ngành với hiện trạng sử dụng quỹ đất, trên cơ sở đánh giá đầy đủ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ đất đai gắn với bảo vệ môi trường.
22
Tính pháp lý được phản ánh thông qua các nội dung của QHSDĐ tại các cơ quan lập pháp và hành pháp tùy theo phạm vi quy hoạch.
QHSDĐ là công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Đây là công cụ hữu hiệu tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Mặt khác, QHSDĐ cũng là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (theo Điều 22 Luật Đất đai 2013), đây là căn cứ pháp lý để thực hiện việc giao đất và thu hồi đất. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện qua các mặt sau:
- QHSDĐ là công cụ quản lý nhà nước về đất đai;
- QHSDĐ có vai trò định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả vào đất đai;
- QHSDĐ là cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất;
- QHSDĐ là căn cứ để UBND các cấp lập kế hoạch sử dụng đất cho từng năm, từng giai đoạn.
1.1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của QHSDĐ cấp tỉnh và cấp huyện.
Trong hệ thống QHSDĐ của nước ta, QHSDĐ cấp tỉnh và cấp huyện là hai bộ phận quan trọng:
- QHSDĐ cấp tỉnh có vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian giữa vĩ mô và vi mô, giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương. Nó có tác động trực tiếp tới việc sử dụng đất của các Bộ, ngành, vùng, các huyện, các dự án; đồng thời cũng có vai trò cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện QHSDĐ cả nước.
- QHSDĐ cấp huyện là cơ sở để cụ thể hóa QHSDĐ cấp tỉnh và cấp quốc gia, có tác dụng trực tiếp chỉ đạo và khống chế QHSDĐ của nội bộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên.
1.2. Quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới. 1.2.1. Quy hoạch ở các nước phát triển