Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn:

3.1.Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn

3.1.1. Quan điểm phát triển và quan điểm sử dụng đất

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

- Ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt lợi thế nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

- Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải hướng tới tuyển dụng nhiều lao động và phát triển nguồn nhân lực để chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; xây dựng phát triển đô thị đi đôi với hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa phù hợp từng vùng sinh thái và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, công tác y tế và đào tạo nguồn nhân lực. Phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTXH với củng cố an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.

3.1.1.2. Quan điểm sử dụng đất

a. Quan điểm khai thác và sử dụng đất nông nghiệp

Trong giai đoạn tới, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh và mạnh, diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn này cần phải xác định rõ các quan điểm phát triển như sau:

- Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung đẩy mạnh chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, thuỷ sản. Chuyển đổi cơ cấu cây

81

trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Trên địa bàn huyện phát triển mạnh cây trồng có khả năng trở thành hàng hoá qui mô lớn, gắn chế biến với thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn trên một đơn vị diện tích và đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển xã hội. Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất nông nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý nhà nước về đất đai nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, qui hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành, từng địa phương.

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủ đất.

- Sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.

82

là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

b. Quan điểm khai thác và sử dụng đất phi nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy tối đa mọi tiềm năng thế mạnh và hạn chế các yếu tố không thuận lợi để đưa huyện Kim Động trở thành một huyện phát triển, vững mạnh về mọi mặt với cơ cấu dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp hợp lý.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt lợi thế nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

- Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật xã hội.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, công tác y tế và đào tạo nguồn nhân lực. Phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Khai thác và sử dụng đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế của huyện phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường.

3.1.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 a) Mục tiêu tổng quát

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy tối đa mọi tiềm năng thế mạnh của huyện và hạn chế các yếu tố không thuận lợi để đưa huyện Kim Động trở thành một huyện phát triển, vững mạnh về mọi mặt với cơ cấu dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp hợp lý.

- Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị trên địa bàn huyện tập trung chú trọng tại các đo thị hiện có và trung tâm các xã dự kiến sẽ xây dựng thị tứ.

- Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực để chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

b) Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu vào năm 2015, thu nhập bình quân/người của huyện đạt 30 triệu đồng và đến năm 2020 thu nhập bình quân/người đạt 45 - 50 triệu đồng.

- Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đối với ngành nông nghiệp 4-5%; công nghiệp, xây dựng 18 -20%; dịch vụ, thương mại 13 - 14%.

- Tỷ lệ phát triển dân số giữ ổn định ở mức dưới 1%.

- Giá trị sản xuất thu được trên 1ha đất canh tác đạt 125 triệu đồng/năm. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% vào năm 2015, giảm xuống dưới 1% vào năm 2020.

- Công tác giáo dục - đào tạo và y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm tiến bộ rõ rệt qua tưng năm. Hoạt động văn hoá và thông tin, thể dục thể thao phát triển, đáp ứng yêu cầu theo thời gian quy hoạch.

- Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, đáp ứng trình độ phát triển từng giai đoạn.

- Môi trường sinh thái được bảo đảm, đất đai, nguồn nước được bảo vệ và chất thải các loại được xử lý tốt, làm cơ sở để phát triển KTXH bền vững.

3.1.2.2. Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Xuất phát từ thực tiễn thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ 2011 - 2020 được UBND huyện Kim Động đề ra như sau:

a. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 12%/năm thời kỳ

2011 - 2015 và 11%/năm thời kỳ 2016 - 2020. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,

tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng (đến năm 2015: giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng 4 - 5%, công nghiệp - xây dựng tăng 18 - 20%, dịch vụ, thương mại tăng 18%; đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng 4%, công nghiệp - xây dựng tăng trên 18%, dịch vụ tăng trên 15%).

84

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Kim Động đến năm 2020 Chỉ tiêu 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm (%) 11,2 12,0 11,0 + Khu vực kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản 4,3 4,5 4,0 + Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng 18,0 20,0 18,0 + Khu vực kinh tế dịch vụ 15,4 18,0 15,0 2. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (%)

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản 35,5 28,0 20,0 + Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng 30,0 37,0 45,0 + Khu vực kinh tế dịch vụ 34,5 35,0 35,0 3. Bình quân thu nhập/người (USD) 775 1.500 2.500

b. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp và thủy sản

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 tăng 4,5% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng 4,0%.

- Tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 28,0% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 20%.

- Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa (rau an toàn, lúa, ngô, nhãn, bưởi, cam…) phù hợp với từng vùng sinh thái, theo các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt khâu giống, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở sản xuất phải gắn với thị trường, sản xuất theo hướng hàng hoá quy mô lớn, tập trung tích cực ứng dụng cơ giới máy móc vào làm đất, gieo trồng và thu hoạch sản phẩm. Ứng dụng khoa học, công nghệ mới cho nhiều loại sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

85

trung xa nơi dân cư có chất lượng, năng suất cao đảm bảo phát triển bền vững. - Phát triển thủy sản trên tiềm năng sẵn có trong đó ưu tiên nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

* Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

- Đưa ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp định hướng đến năm 2020 có sự tăng trưởng đột phá, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 20,0%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 18,0%.

- Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng định hướng đến năm 2020 có sự chuyển dịch mạnh, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 37% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 45%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng thu hút và giải quyết được nhiều lao động, có ứng dụng công nghệ mới, xử lý tốt vấn đề môi trường.

- Đẩy mạnh cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xem đây như một giải pháp cơ bản phát triển KTXH nhanh, bền vững trong giai đoạn đầu.

- Tập trung phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh với hàm lượng giá trị công nghệ cao.

* Khu vực kinh tế dịch vụ - du lịch

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 18,0%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 15,0%.

- Tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ định hướng đến năm 2020 theo từng giai đoạn cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 35% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 35%.

- Phát triển dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có giá trị gia tăng cao như bưu chính viễn thông, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm và thương mại nhằm tạo ra động lực mới tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho huyện.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng đảm bảo tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

c. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập

86

nguồn nhân lực và lao động có chất lượng. Tăng dân số tự nhiên ổn định đến năm 2020 là 0,95 % trên cơ sở đảm bảo tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Dự kiến đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 135.300 người.

* Lao động và việc làm: Dự báo dân số trong độ tuổi lao động hàng năm sẽ tăng và chuyển gần 1/3 số lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Năm 2020 có khoảng 75.500 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trong các ngành nông nghiệp, thủy sản là 40%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 34%, du lịch thương mại là 26%, với chất lượng lao động được cải thiện rõ rệt.

Giải quyết việc làm cho người lao động phải kết hợp hài hòa giữa giải quyết việc làm tại chỗ và đưa lao động đi làm việc bên ngoài, kể cả đưa lao động đi xuất khẩu, chú trọng phát triển lao động công nghiệp và dịch vụ. Quan tâm đến công tác đào tạo dạy nghề, dự kiến đến năm 2015 phấn đấu đạt 35% và đến năm 2020 đạt tỷ lệ 50%, tạo ra thay đổi căn bản trong cơ cấu lao động.

* Thu nhập: Phấn đấu mức thu nhập khoảng 2.500 USD/người/năm vào năm 2020. Khi đó nhu cầu về lương thực, thực phẩm chất lượng cao, đi lại và học hành cùng hàng hóa nông, công nghiệp sẽ tăng khá lớn.

d. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

* Chỉ tiêu phát triển đô thị: TT Lương Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện. Có vị trí, vai trò quan trọng về tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất xây dựng đô thị trên 110 ha.

Bên cạnh đó, để tạo động lực thúc đẩy phát triển KTXH của một số xã hoặc cụm xã, trong tương lai trên địa bàn huyện Kim Động sẽ hình thành một số thị tứ tại xã như: xã Thọ Vinh, xã Toàn Thắng, xã Đức Hợp, xã Nghĩa Dân được phát triển có vai trò là trung tâm thương mại giao lưu trao đổi hàng hóa với các địa phương phụ cận.

Các điểm thị tứ trên hầu hết đều được hình thành trên cơ sở các khu dân cư nông thôn tập trung hoặc trung tâm cụm xã, trong tương lai lâu dài các điểm thị tứ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 90)