7. Cấu trúc của luận văn:
2.5.2. Đánh giá tiềm năng đối với đất phi nông nghiệp
2.5.2.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn
a. Tiềm năng đất phát triển công nghiệp
Đối với huyện Kim Động, phát triển công nghiệp là một nhu cầu khách quan do hội tụ đầy đủ các điều kiện như đất đai, vị trí địa lý, nguồn lao động, hạ tầng phát triển… Tuy nhiên, do điều kiện đất chưa sử dụng ít lại manh mún và phân tán, nên quá trình sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải đặc biệt tiết kiệm.
Các yếu tố khác để xác định tiềm năng đất đai phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Kim Động được thể hiện:
- Gần thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm công nghiệp (nhất là công nghiệp chế biến), đặc biệt là thị trường rộng lớn giao thương với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Tp Hà Nội, Tp Hải Phòng, Hải Dương…).
- Về nguồn nguyên liệu: Nguồn khai thác cát, nguyên liệu cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mà đặc biệt là sản phẩm gạch tuylen…
b. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn.
- Tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị: TT Lương Bằng hiện là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của toàn huyện, với quy mô 743,85 ha và dân số 9.571
79
người. Huyện Kim Động đang tập trung đầu tư xây dựng thị trấn theo quy hoạch, quỹ đất đủ đảm bảo cho xây dựng thị trấn trong tương lai.
Ngoài ra các điểm tập trung đông dân cư khác như các thị tứ được xây dựng
tại những vị trí (xã Thọ Vinh, xã Toàn Thắng, xã Đức Hợp, xã Nghĩa Dân) là những
trung tâm cụm xã, có thể phát triển các điểm dân cư này mang dáng dấp đô thị. - Đối với khu dân cư nông thôn: Đất đai rất thích hợp cho phát triển các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Kim Động. Việc mở rộng các khu dân cư sẽ phải sử dụng vào đất nông nghiệp là điều khó tránh khỏi.
2.5.2.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất của huyện Kim Động đã thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, môi trường sinh thái cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thuận lợi, nhiều mô hình VAC đã cho năng suất cao và ổn định.
Kim Động có nhiều tiềm năng để phát triển KTXH, đất đai phù hợp với việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đó là tiền đề để huyện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống hạ tầng cơ sở hiện trạng khá đầy đủ và toàn diện là những nhân tố quan trọng để phát triển, mở rộng hạ tầng trong tương lai.
80
Chương 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020