Đánh giá tiềm năng đối với đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 86)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.5.1.Đánh giá tiềm năng đối với đất nông nghiệp

Theo tổng hợp số liệu về kết quả điều tra sản xuất nông hộ và hiện trạng sử dụng đất, trên địa bàn huyện Kim Động có 04 loại hình sử dụng đất chính, cụ thể như sau:

- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Đây là loại hình chuyên lúa, hiện được gieo cấy bằng giống lúa chất lượng cao cho hiệu quả kinh tế cao rõ rệt.

- Loại hình sử dụng đất lúa - màu: Phần lớn diện tích đất lúa là trồng một, hai vụ (lúa mùa) và một vụ hoa màu là cây công nghiệp ngắn ngày.

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Đây là loại hình chuyên trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Loại hình này phân bố ở những vùng đất cao, bằng, thoải, thoát nước tốt.

- Loại hình sử dụng đất cây lâu năm: Đây là loại hình chủ yếu trồng cây ăn quả như nhãn đặc sản, cam đường canh, bưởi diễn....

Ngoài ra, trên địa bàn huyện đang phát triển loại hình mô hình VAC, đây là loại hình sử dụng đất được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo kiểu trang trại tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu địa phương.

Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Kim Động đã và đang tập trung hệ thống canh tác chính bằng cây lúa (lúa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm, cây ăn quả, mô hình VAC). Hệ thống canh tác lúa, lúa màu, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, mô hình VAC khá bền vững và không ngừng được củng cố

77

thông qua những tiến bộ về giống, đa dạng hóa cây trồng thâm canh do đó đã nâng cao được giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Các cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao về hiệu quả kinh tế và cần thiết được phát triển trong thời gian tới. Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất của huyện phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, môi trường sinh thái ở đây. Qua phân tích các loại hình sử dụng đất này đã cho thấy chúng thích hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương. Nhiều cây trồng ngắn ngày cho năng suất ngày càng tăng và ổn định. Tuy nhiên, quá trình canh tác nếu không quan tâm bồi bổ, cải tạo đất đúng quy cách thì đất đai rất dễ bị thoái hóa đất, … Do đó, các giải pháp bảo vệ đất chống thoái hóa đất chưa được áp dụng rộng rãi.

Phần lớn diện tích đang được sử dụng cho các mục đích phát triển KTXH của huyện được sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên vẫn có những diện tích đất có hiệu quả sử dụng chưa cao. Vì vậy, khi nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 cần tập trung khai thác tiềm năng các loại đất đang sử dụng theo hướng nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác.

Xác định nông nghiệp vẫn là nền tảng tạo sự phát triển bền vững, huyện Kim Động đã chủ động thực hiện các biện pháp tích cực và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Phát huy chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển nông thôn, tăng cường ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đất đai của huyện Kim Động thuộc nhóm đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi đắp, giàu chất dinh dưỡng, mầu mỡ, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, tơi xốp thích nghi với nhiều loại cây trồng... cho các mục đích trồng lúa, màu, đậu, ngô, rau, cây công nghiệp, cây ăn quả, trong đó:

- Đối với cây lương thực: Tập trung chủ yếu vào thâm canh, duy trì và đưa tỷ lệ trồng lúa chất lượng cao trên địa bàn tại các xã Nghĩa Dân, Chính Nghĩa, Nhân La, Phạm Ngũ Lão, Vũ Xá… trên diện tích hiện có đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Đối với cây công nghiệp hàng năm: Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại hoa cây cảnh, cây

78

dược liệu.... trên cơ sở sử dụng giống mới và thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

- Đối với cây lâu năm được xác định chủ yếu là trồng nhãn đặc sản, cam đường canh và bưởi diễn… là những thế mạnh của địa phương cần được đầu tư để phát huy được tiềm năng của đất trồng cây lâu năm.

Cùng với mở rộng quy mô diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển hệ thống thủy lợi ở các vùng chuyên canh trồng tập trung cây hàng năm của huyện, nâng cao hệ số sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo các mô hình trang trại, gia trại. Đây là biện pháp có tính khả thi cao và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 86)