5. Kết cấu đề tài
4.2.6. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Hoạt động cho vay của NH luôn tiềm ẩn rủi ro, vì vậy việc mở rộng cho vay phải đồng thời với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Chi nhánh cần có các biện pháp để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Để thực hiện được điều này, Chi nhánh cần chú ý đến các vấn đề sau:
Đối với quy trình cho vay: Các khâu trong quy trình cho vay cần thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo yêu cầu khách quan, trung thực. Chi nhánh cần có những cải tiến trong các khâu cho phù hợp với từng thời kỳ cũng như với từng DNVVN theo hướng nhanh gọn, thuận tiện, đồng thời vẫn bảo đảm được chất lượng,
SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 67 hiệu quả theo đúng các yêu cầu:
Thứ nhất, bám sát cơ chế cho vay và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động cho vay do NHNN ban hành.
Thứ hai, quy trình tín dụng phải quy định rõ ràng nội dung công việc của từng khâu, từng bước, có sự phân định rõ trách nhiệm của từng cán bộ liên quan trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay.
Tăng cường khả năng phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay. Để phòng ngừa rủi ro xảy ra, hàng năm Chi nhánh phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro. Số dự phòng rủi ro được trích theo một tỷ lệ nhất định đối với từng nhóm nợ và được sử dụng để bù đắp khi xảy ra rủi ro.
Trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn vay, các cán bộ tín dụng cũng cần chú ý phát hiện ra các khoản vay có vấn đề. Các dấu hiệu cho biết một khoản vay có vấn đề thường là:
- Doanh nghiệp chậm trả nợ vay và gốc cho KH.
- Số dư tiền gửi giảm.
- Có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức quản lý của DN.
- DN trì hoãn nộp báo cáo định kỳ.
- Gia tăng các khoản phải thu (như thế nghĩa là DN chưa thu được tiền về). Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên, Chi nhánh cần thông báo và phối hợp với DN để đưa các biện pháp giải quyết kịp thời các tình trạng trên, khắc phục những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của DN.