Nhân tố thuộc về DNNVV

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

1.3.3.3Nhân tố thuộc về DNNVV

 Như đã phân tích đặc điểm ở trên, thì các đặc điểm của loại hình DN này cũng đã gây ra những hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn vay NH, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Các DNNVV không đáp ứng được nhu cầu về tài sản đảm bảo, quy mô vốn tự có thấp, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao, báo cáo tài chính có độ tin cậy chưa cao…

 Để có thể cạnh tranh được trong môi trường như hiện nay, các DN phải thường xuyên thay đổi công nghệ, thiết bị… Nhưng hiện nay, hầu hết các DN với nguồn vốn nhỏ lẻ không có khả năng đầu tư thiết bị, các thiết bị được sử dụng hầu như đã lạc hậu, điều này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cạnh tranh. Vì thế, điều mà DN cần hiện nay là nhu cầu vay vốn trung dài hạn.

 Một trong những lực cản mà các DNNVV hiện nay gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế. Vấn đề thiếu vốn khiến các DN không thể chủ động giải quyết nguồn nhân lực cho chính mình ngay cả các chủ DN có tầm nhìn chiến lược về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho DN mình.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 18

Khó khăn trong đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng:

Hiện nay điều búc xúc khó khăn nhất của các DNNVV là không đáp ứng được các điều kiện vay vốn của NH vì năng lực của DN còn hạn chế trong khi tiếp cận nguồn vốn:

- Khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo. Nhiều DN không chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản thế chấp, do hiện nay thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản còn nhiều thủ tục phức tạp và vướng mắc.

- Về yêu cầu tài chính của DNNVV: Đa số các NH yêu cầu DN vay vốn và phải có ít nhất 2-3 năm kinh doanh có lãi và những quy định về mức vốn tự có tối thiểu kinh doanh, đây là điều khó khăn, cản trở cho các DN mới đi vào hoạt động.

- DN không hiểu về cơ chế tín dụng của NHTM, có tâm lý sợ vay vốn của NH rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của NH khó khăn.

- Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của DN không chính xác, đầy đủ và thiếu minh bạch. Báo cáo tài chính không đầy đủ, kém tin cậy, gây khó khăn cho NH khi đánh giá hiệu quả hoạt động, nhu cầu vốn của DN.

- Ở một số DN, việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo thiếu khoa học, mang tính gánh nặng gia đình.

- Khi vay vốn theo dự án, thì hiệu quả của dự án do DN lập thường mang tính chủ quan của chủ DN, chưa đánh giá hết được thị trường đầu vào, đầu ra một cách hợp lý. Do đó, hiệu quả dự án không được sự tin cậy từ phía cán bộ tín dụng.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 19

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

Quảng Trị là một tỉnh ở duyên hải Bắc Miền Trung Việt Nam, hội đủ các yếu tố địa lý đa dạng: đồi, núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo, có bờ biển dài 75 Km, với 2 cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ. Tỉnh Quảng Trị có diện tích 474,573 ha, với dân số 618,948 người.

Quảng Trị nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, có mối quan hệ lưu thông buôn bán rất thuận lợi giữa Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung với Lào, Thái Lan, Myanmar, mở ra quan hệ rộng lớn với đại lục Tây Á. Phía Bắc Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây Quảng Trị giáp hai tỉnh Savanakhet và Saravane của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với chiều dài biên giới 206km, và được thông thương thuận lợi qua đèo Lao Bảo.

Năm 2009, là năm chịu ảnh hưởng nặng nề của sự khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp cấp bách để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, các gói giải pháp hỗ trợ lãi suất để kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng. Nhờ vậy tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 diễn biến theo chiều hướng khá ổn định, tốc độ tăng GDP cả năm đạt 5.32%. NHNN đã có nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thích hợp, từ thắt chặt sang nới lỏng, tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, đồng thời giảm biên độ tỷ giá ngoại tệ từ ± 5% xuống ±3%, chỉ đạo các NHTM kiểm soát tăng trưởng tín dụng, quản lý chặt chẽ cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản… Vì thế đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và ổn định tình hình tài chính tiền tệ trong nước.

Tại Quảng Trị, mặc dù có nhiều khó khăn, ảnh hưởng thiên tai lũ lụt nặng nề, nhưng tình hình kinh tế xã hội vẫn được duy trì mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 20 trưởng GDP cả năm đạt 9.1%, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17.4%, khu vực dịch vụ tăng 7.5%, GDP bình quân đầu người tăng 22.1%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 810 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương 2,867.2 tỷ đồng, Kim ngạch xuất khẩu đạt 38 triệu USD.

Tuy nhiên, sự khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế cả nước và của Tỉnh, làm cho thị trường bị thu hẹp, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn; giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng trưởng chậm; đầu tư của khu vực DN và dân cư, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng thấp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế. Thiên tai dịch bệnh, nhất là thiệt hại nặng nề của cơn bão số 9, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân; tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh.

Ngành NH trên địa bàn trong năm qua đã triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương, giải pháp của Chính phủ, chính sách điều hành tiền tệ của NHNN. Chỉ đạo quyết liệt trong cho vay hỗ trợ lãi suất, kiểm soát cho vay tiêu dùng và kinh doanh ngoại hối. Nhờ vậy đã góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tiền tệ ở địa phương.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 28)