Nguyên nhân của các hạn chế trên

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 66)

5. Kết cấu đề tài

3.4.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế trên

Nguyên nhân từ các DNNVV:

- Tính khả thi của phương án kinh doanh mà DN trình bày chưa rõ ràng và thiếu chi tiết. Phần lớn các DNNVV chưa có kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, kỹ thuật công nghệ đang còn lạc hậu do các DNNVV đa số chỉ mới thành lập trong những năm gần đây, phần lớn máy móc thiết bị cũ được mua lại từ các DN nhà nước bị giải thể, thanh lý để đáp ứng nhu cầu trước mắt, bên cạnh đó, trình độ quản lý đã qua đào tạo đang còn thấp.

- Quy mô nhỏ bé nên không tiếp cận được những khoản tín dụng lớn do không đáp ứng được yêu cầu về Vốn tự có/ Vốn vay.

- Đa số hệ thống báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán. Số liệu phản ánh không chính xác, thiếu minh bạch, nguồn số liệu không đáng tin cậy gây khó khăn cho các cán bộ thẩm định khi cho vay.

- Có nhiều DN đi từ kinh tế hộ gia đình lên, chủ DN hầu như chưa có kiến thức căn bản về quản lý, kế toán, tay nghề người lao động còn thấp. Trong triển khai xây dựng phương án sản xuất kinh doanh còn lúng túng, thiếu tính thuyết phục và khả thi.

- Các DNNVV hầu như ít có tài sản thế chấp. Đây là lý do chủ yếu cản trở việc tiếp cận các nguồn vốn của NH.

- Việc xem xét hồ sơ công chứng chuyển nhượng nhà xưởng giữa các DN làm tài sản thế chấp thường kéo dài, tiêu tốn khá nhiều thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, nếu theo quy định kinh doanh có lãi sau 2 năm hoạt động mới được vay vốn gây khó khăn cho các DN trong khu chế suất, vì từng ấy thời gian, DN chưa đủ để hoàn vốn và có lãi bởi vì đầu tư cơ bản rất lớn.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 56 - Công tác triển khai tiếp thị thực hiện còn ở quy mô nhỏ, sức lôi kéo chưa cao. - Phòng QHKH - chuyên môn giải quyết các vấn đề về DN - mới được tách bạch và đi vào hoạt động cuối năm 2008. Vì vậy bước đầu còn nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và lôi kéo KH.

- Báo cáo tài chính của các DNNVV thường không phản ánh đúng thực tế năng lực tài chính của đơn vị. Các báo cáo thường mang tính chủ quan đối phó với các cơ quan chức năng, do đó NH rất khó khăn trong việc quyết định cho DN vay vốn khi dựa vào các báo cáo tài chính của đơn vị.

- Trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp chưa phải là yếu tố bảo toàn vốn một cách tuyệt đối, vì trong thực tế đã có nhiều DNNVV đem tài sản thế chấp ở nhiều nơi, giá cả của các tài sản thế chấp có sự biến động mạnh, có khi giá trị thấp hơn so với thời điểm NH cho vay.

- Mạng lưới của BIDV Quảng Trị còn khiêm tốn, hiện tại chỉ có một chi nhánh và 2 phòng giao dịch ở TP Đông hà và Huyện Gio Linh. Do đó một số DNNVV như ở Lao bảo hoặc Thị xã Quảng Trị muốn quan hệ với BIDV còn gặp trở ngại trong việc đi lại.

- Trên địa bàn còn có rất nhiều NHTM khác, do đó BIDV Quảng Trị chịu áp lực cạnh tranh rất lớn trong việc chiếm lĩnh thị phần đối với các DNNVV.

- Quan điểm của NH khi cho vay các DNNVV, nhất là các DN ngoài quốc doanh là rất mạo hiểm, có tỷ lệ rủi ro cao. Điều này làm giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NH. Sự bất ổn của các DNNVV như tỷ lệ phá sản cao và sự dễ tổn thương trước những thay đổi của thị trường khiến NH e ngại khi đầu tư tín dụng. Vì vậy về mặt tâm lý và hiệu quả kinh tế, NH không mặn mà với loại KH này vì rủi ro tín dụng cao, dễ bị hình sự hóa khi xảy ra thất thoát và điều tra vụ án, hơn nữa để kiểm soát được món vay này cũng rất phức tạp, cho nên NH thường tập trung cho các KH lớn, có độ tin cậy cao.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 57

Thứ nhất, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, vì vậy hệ thống pháp luật chung cho nền kinh tế chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và thiếu những đạo luật quan trọng. Đồng thời qua việc thực thi pháp luật và các chính sách trên thực tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Nhiều quy định hiện nay còn rắc rối. Thủ tục về đăng ký kinh doanh còn phức tạp về số lượng giấy tờ, về các công đoạn kiểm duyệt, gây khó khăn cho hoạt động của các DNNVV.

Thứ hai, môi trường kinh tế thiếu ổn định. Những biến động về môi trường kinh tế hay khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và quốc tế đã gây ra những bất ổn cho nền kinh tế nước ta cũng như các hoạt động của DN. Lạm phát năm 2009 tăng cao, do đó việc thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đã gây không ít khó khăn cho NH. Lãi suất liên tục được điều chỉnh ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của NH, đồng thời cũng gây khó khăn cho các DNNVV trong việc quyết định vay vốn. Bên cạnh đó, NHNN còn đưa ra một số quyết định như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất huy động cơ bản… ảnh hưởng đến việc cho vay DNNVV.

Thứ ba, chính sách vĩ mô còn bất cập. Chính sách vĩ mô của Nhà nước chưa phù hợp và đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới hoàn thiện. Các DNNVV điều chỉnh phương án kinh doanh không kịp thời với sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước nên còn gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ không đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn.

Thứ tư, quản lý đối với DNNVV đang còn lỏng lẽo, không có cơ chế hiệu quả giám sát nguồn vốn đăng ký của DN dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan, không hiệu quả của các DNNVV. Thậm chí nhiều DN còn có biểu hiện làm ăn phi pháp như trốn thuế, nhập lậu hàng hoá, hàng giả… làm ảnh hưởng môi trường kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 58

4.1. Định hướng mở rộng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)