Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 35)

5. Kết cấu đề tài

2.4.Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua

2.4.1. Tình hình huy động vốn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh từ 2007-2009

(Đơn vị: Tỷ VNĐ)

(Nguồn: BIDV Quảng Trị)

Trong thời gian qua, tình hình kinh tế có nhiều biến động nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Tốc độ tăng huy động vốn từ dân cư năm 2009 có xu hướng sụt giảm (năm 2008 tăng 20.32% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5.7% so với năm 2008), do một số nguyên nhân sau:

2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Năm Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % I. HĐV tại chỗ 480.16 70.9 560.33 73.21 680.12 70.84 80.17 16.70 119.79 21.38 - Từ TCKT 195.78 28.91 218.3 28.52 318.51 33.17 22.52 11.5 100.21 45.90 - Từ Dân cư 283.49 41.86 341.09 44.57 360.52 37.55 57.6 20.32 19.43 5.70 -TG của TCTD 0.89 0.13 0.94 0.12 1.09 0.12 0.05 5.62 0.15 15.96

II. Đi vay 197 29.1 205 26.79 280 29.16 8 4.06 75 36.59

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 25  Giá vàng và USD biến động mạnh, cơ hội kiếm lời từ đầu cơ vàng và USD lớn hơn nhiều so với gửi tiền NH với lãi suất thấp, tuy nhiên loại vốn này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn(trên 50% tổng vốn HĐ tại chổ).

 Bên cạnh đó, Chi nhánh đã thực hiện tốt việc trả lương qua tài khoản cho người lao động tại các tổ chức kinh tế, đồng thời đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, các hình thức gửi tiền tiết kiệm dự thưởng nên đã thu hút lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng lên, trong năm 2009 là 318.51 tỷ đồng, tăng 45.9% so với năm 2008.

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động qua các năm

Từ biểu đồ trên cĩ thể thấy rằng, tuy có nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn nhưng nhìn chung hoạt động huy động vốn của Chi nhánh vẫn đảm bảo và tăng trưởng qua các năm, năm 2008 tăng 13.02% so với 2007, năm 2009 tăng 25.45% so với năm 2008. 677.16 765.33 960.12 0 200 400 600 800 1000 2007 2008 2009

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 26

2.4.2. Tình hình cho vay.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại chi nhánh từ 2007-2009

(Đơn vị: Tỷ VNĐ) 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Năm Chỉ

tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

I. Dsố cho vay 1028 100 1150 100 1650 100 122 12 500 43 -Ngắn hạn 719.6 70 756.5 65.78 1031.9 62.54 36.9 5 275.4 36 -Trung dài hạn 308.4 30 393.5 34.22 618.1 37.46 85.1 28 224.6 57 II.Dsố thu nợ 957 100 1074 100 1400 100 117 12 326 30 -Ngắn hạn 659.9 68.96 754.74 70.27 892.36 63.74 94.84 14 137.62 18 -Trung dài hạn 297.1 31.04 319.26 29.73 507.64 36,26 22.16 7 188.38 59 III. Dư nợ 654 100 744 100 980 100 90 14 236 32 - Ngắn hạn 437.9 66.96 473.24 63.61 579.2 59.1 35.34 8 105.96 22 -Trung dài hạn 216.1 33.04 270.76 36.39 400.8 40.9 54.66 25 130.04 485 IV.Nợ xấu 7.19 5.84 2.94 -1.35 -19 -2.9 -50 V.Tỉ lệ nợ xấu 1.1% 0.8% 0.3% -0.3% -0.5%

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 27 Hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu chính cho chi nhánh. Dựa vào bảng tình hình hoạt động cho vay từ năm 2007-2009, ta thấy doanh số cho vay luôn tăng trưởng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng năm 2008 nhìn chung thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năm 2009 (năm 2008 tăng trưởng 12%, năm 2009 tăng trưởng 43%), nguyên nhân là do tình hình biến động lãi suất năm 2008 khiến các DN, cá nhân giảm nhu cầu vay vốn; đến năm 2009, tình hình lãi suất đã dần ổn định hơn, chi nhánh thực hiện công tác giảm lãi suất cho vay, tiến hành 2 đợt giảm lãi suất từ 21% xuống còn 12.75%, từ trên 10.5% xuống 10.5%, áp dụng các chính sách ưu đãi đối với DN, do vậy các cá nhân, DN đã tiếp tục vay vốn, mở rộng đầu tư, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, chi nhánh tăng cường kiểm soát tín dụng chặt chẽ, tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã cơ cấu lại còn tồn động, thực hiện đàm phán bán một phần nợ xấu cho công ty mua bán nợ, do vậy doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm, năm 2009 đạt mức 1400 tỷ VNĐ, tăng 30% so với năm 2008; trong đó, thu nợ ngắn hạn chiếm 63.74%, trung và dài hạn chiếm 36.26%.

Đến 31/12/2009, dư nợ cho vay tại chi nhánh đạt 980 tỷ VNĐ, tăng 32% so với năm 2008, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 59.1%, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 40.9%. Nhìn chung trong năm qua, chi nhánh đã chưa thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng cho vay ngắn hạn, mặc dù dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm trên 50% nhưng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đã có xu hướng tăng cao vào năm 2009.

Tuy nhiên, nhờ đã áp dụng các chính sách quản lý tín dụng đúng đắn, các cán bộ tín dụng thực hiện cho vay cẩn thận, đúng quy trình nhằm phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro, tỷ lệ nợ xấu đã giảm dần qua các năm; đến năm 2009 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0.3%, chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đặt ra đầu năm 2009 là tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 1.5%.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 28

2.4.3. Tình hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Năm 2009 đánh dấu bước phát triển mạnh của chi nhánh trong hoạt động dịch vụ. Triển khai thành công dự án hiện đại hoá NH, là NH tiên phong trong việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, văn minh, tiện ích đến với KH trên địa bàn như thấu chi qua tài khoản tiền gửi, BSMS, Homebanking, Internetbanking, VNTopup,...

Cùng với toàn ngành, Chi nhánh đã hình thành mô hình tổ chức NH bán lẽ theo chuẩn mực hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng-bảo hiểm, nâng cao chất lượng phục vụ, phát hành thẻ quốc tế Visa Precious, Visa Flexi đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động ngân hàng bán lẽ.

Năm 2009, quy mô giao dịch thanh toán các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh đạt 9.03 tỷ, tăng 46.59% so với năm 2008, trong đó, dịch vụ thanh toán trong nước đạt 2.7 tỷ đồng, tăng trưởng 67.49%; dịch vụ bảo lãnh đạt 5.8 tỷ đồng, tăng trưởng 37.77%; dịch vụ ngân quỹ đạt 0.3 tỷ, tăng 36.36%; thu từ tham gia trên thị trường tiền tệ đạt 0.08 tỷ đồng, tăng 86.05%; dịch vụ khác đạt 0.15 tỷ đồng, tăng 108.33%. Tổng thu dịch vụ ròng đạt mức 8.42 tỷ, tăng 50.09% so với năm 2008.

Đến cuối năm 2009, Chi nhánh đã có hơn 20.000 tài khoản, 18.000 thẻ ATM đối với KH trong nước, đã có các điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các siêu thị. Chi nhánh cũng đã triển khai mở tài khoản giao dịch thanh toán với KH là TCKT của Lào nhằm phục vụ KH theo quy chế mua bán và thanh toán với Lào được Chính phủ hai nước ký.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 29

2.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007-2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị: Tỷ VNĐ) 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) +/- (%) +/- (%) I. Thu 79.9 100% 98.41 100% 114.51 100% 18.51 23% 16.1 16% 1.Thu từ lãi 75.9 95% 92.25 94% 105.48 92% 16.35 22% 13.23 14%

2.Thu ngoài lãi 4 5% 6.16 6% 9.03 8% 2.16 54% 2.87 47%

II.Chi phí 51.81 100% 62.95 100% 73.51 100% 11.14 22% 10.56 17% 1.CP trả lãi 51.5 99% 62.4 99% 72.9 99% 10.9 21% 10.5 17% 2.CP ngoài lãi 0.31 1% 0.55 1% 0.61 1% 0.24 77% 0.06 11% III.TN từ lãi (I.1-II.1) 22.4 29.85 32.58 7.45 33% 2.73 9% IV.TN dvụ ròng (I.2-II.2) 3.69 5.61 8.42 1.92 52% 2.81 50% 3.CP hoạt động 10.9 15.8 17.34 4.9 45% 1.54 10% V.TN bất thường 1.74 1.45 1.2 -0.29 -17% -0.25 -17% VI.LN trước thuế 16.93 21.11 24.86 4.18 25% 3.75 18% Thuế TNDN 5.3 5.91 6.96 0.61 12% 1.05 18% VII. LN sau thuế 11.63 15.2 17.9 3.57 31% 2.7 18%

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 30 Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta thấy được hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn có lãi. Trong năm 2009 mặc dù nền kinh tế có những biến động phức tạp, khủng hoảng thị trường tài chính lan rộng, tuy nhiên với sự cố gắng của cán bộ nhân viên chi nhánh, lợi nhuận sau thuế đạt 17.9 tỷ đồng, tăng 18% năm trước, thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 32.58 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2008, thu nhập dịch vụ ròng tăng cao (tăng 50%), đạt 8.42 tỷ đồng, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập của Chi nhánh.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Quảng Trị năm 2009 đạt nhiều kết quả khả quan, lợi nhuận sau thuế tăng cao, hoạt động tín dụng an toàn, lành mạnh, nhiều sản phẩm dịch vụ mới được triển khai, Chi nhánh được đánh giá là đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ BIDV Việt Nam giao.

2.5. Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới.

- Hoàn thành Kế hoạch kinh doanh năm 2010 để tạo tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo 2011-2015 và làm cơ sở để thực hiện cổ phần hoá.

- Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong mọi hoạt động để bảo đảm an toàn và khả năng thanh khoản của hệ thống.

- Kiểm soát chặt chẻ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt đối với tín dụng trung dài hạn. Xây dựng cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, theo lĩnh vực hợp lý, bảo đảm nguyên tắc phân tán rủi ro. Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, để từng bước đưa BIDV trở thành NH hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẽ.

- Chuyển dịch cơ cấu thu nhập của Chi nhánh theo hướng giảm tỷ trọng nguồn thu từ lãi cho vay, tăng tỷ trọng các nguồn thu phi lãi.

Các chỉ tiêu, kế hoạch chủ yếu năm 2010:

- Huy động vốn cuối kỳ : 820 tỷ, tăng trưởng: 20.2% - Huy động vốn Bình quân : 750 tỷ, tăng trưởng: 20.9% - Dư nợ tín dụng cuối kỳ : 1,300 tỷ, tăng trưởng: 33 %

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 31 - Dư nợ tín dụng bình quân : 1,060 tỷ, tăng trưởng: 27.7 % - Tỷ lệ nợ xấu : <1,5%/ TDN

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ : 13.46 % /TDN

- Thu dịch vụ ròng : 12 tỷ, tăng trưởng: 40% - Doanh thu khai thác phí bảo hiểm : 1.3 tỷ, tăng trưởng: 46% - Chênh lệch thu chi trước trích DPRR : 21.5 tỷ, tăng trưởng: 20%

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 32

3.1. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trong những năm qua Đảng, Chính phủ cũng như cấp ủy và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế doanh nhân sản xuất kinh doanh phát triển. Đặc biệt là khu vực kinh tế cá thể và DN của tư nhân ngày càng có nhiều cơ hội. Đây là yếu tố tích cực trong việc phát huy nội lực để phát triển kinh tế, góp phần khai thác nguồn lực về tài nguyên, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân bỏ vốn của mình vào đầu tư kinh doanh và đóng góp một phần vào Ngân sách Nhà nước.

3.1.1. Sự tăng trưởng và phát triển của DNNVV.

Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động của khu vực DN có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, số lượng DN tăng trưởng rất nhanh, nhất là trong các ngành Xây dựng, Thương mại-Khách sạn Nhà hàng... Thực trạng đó được thể hiện như sau:

 Về số lượng DN: Số lượng DNNVV thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế tính đến 31/12/2009 là 1135 DN, so với năm 2007 tăng 391 DN, với tỷ lệ tăng 52.55%.

 DNNVV là yếu tố quan trọng quyết định đến chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế. Nếu như năm 2007, DN hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ 6.84%, DN công nghiệp chiếm 11.25%, DN xây dựng chiếm 28.42%, DN thương mại-khách sạn-nhà hàng chiếm 34.65%, DN giao thông vận tải chiếm 5.42%, dịch vụ khác 13.42%. Đến cuối năm 2009, cơ cấu các ngành nghề được chuyển dịch như sau: DN Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ 3.51%, DN công nghiệp chiếm 13.35%, DN xây dựng chiếm 33.15%, DN thương mại-khách sạn-nhà hàng chiếm 38.75%, DN giao thông vận tải chiếm 5.62%, dịch vụ

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 33 khác 5.62%. Như vậy, cơ cấu các DN đang chuyển dịch sang một số ngành như Công nghiệp, Xây dựng, Thương mại-Khách sạn- Nhà hàng và các ngành này đang chiếm tỷ trọng cao trong các ngành.

3.1.2. Lao động trong các DNNVV.

Tổng số lao động hiện đang làm việc trong các DN tại thời điểm 31/12/2009 là 27,869 người, tăng 7,443 người so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 36.44%.

Số lao động được sử dụng nhiều nhất là ngành xây dựng có 11,882 người, chiếm tỷ lệ 42.64% trong tổng số lao động khu vực DN. So với năm 2007, số lao động của ngành xây dựng tăng 3,629 lao động, với tỷ lệ tăng 43.97%.

3.1.3. Vốn trong các DNNVV.

Tổng nguồn vốn hoạt động của các DNNVV tại thời điểm cuối năm 2009 là 8,819 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2002 và gấp 1.74 lần so với năm 2007. Năm 2009, có 80% số DN SXKD có lãi bình quân khoảng 300 triệu đồng/DN. Trong thời gian qua, các DN đã huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế chiếm trên 45% tổng mức đầu tư toàn xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng GDP của tỉnh, tác động đến Ngân sách Nhà nước của tỉnh cũng như các mặt kinh tế-xã hội khác.

3.1.4. Những hạn chế và bất cập của DNNVV ở Quảng Trị.

 Phát triển DN trong những năm qua mà trọng tâm là DN ngoài quốc doanh nặng về tăng số lượng, phát triển bề rộng, chưa coi trọng chất lượng, các DN hoạt động thiếu tính ổn định và hiệu quả chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Năng lực cạnh tranh của DN thấp, phần lớn sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa dịch vụ chưa đạt được sức cạnh tranh. Đây chính là hậu quả của phát triển tràn lan, thiếu tính quy hoạch và không chú ý tới các yếu tố kỹ thuật công nghệ và lợi thế kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 34  Các yếu tố đồng bộ trong phát triển DN chưa được tính đến một cách vững chắc, một số các điều kiện không được đáp ứng đầy đủ, kịp thời như lao động, vốn, thị trường và kể cả cơ chế tổ chức quản lý.

 Hoạt động tài chính kém hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố thiếu an toàn trong kinh doanh. Bộ phận vốn chủ sở hữu giảm dần, bộ phận vốn là nợ phải trả tăng dần, trong đó nợ chiếm dụng và nợ quá hạn cũng tăng theo, hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra kinh doanh càng thấp.

 Đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư. Có thể nói, hầu hết các dịch vụ NH (huy động vốn, dịch vụ cho vay, đầu tư, thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính, tư vấn, quản lý tài sản...) đã đến với cộng đồng các DNNVV. Tuy nhiên, hạn chế của các DNNVV trong khi tiếp cận vốn NH là còn gặp một số rào cản như về thủ tục và tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 35)