Hoàn thiện chính sách tín dụng, phù hợp với tình hình DNN

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 73)

5. Kết cấu đề tài

4.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng, phù hợp với tình hình DNN

nay.

NH đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tín dụng để thích ứng với đặc điểm của DNNVV. Việc mở rộng cho vay trên cơ sở KH tốt, khoản vay tốt, mức chênh lệch lãi suất hiệu quả đồng thời kết hợp với việc đưa các sản phẩm mới đến KH, tăng huy động vốn, nghiên cứu các gói sản phẩm dịch vụ mới, cung cấp tận tay các DN như tư vấn, môi giới đầu tư…

Chính sách bảo đảm tiền vay: Hiện nay, vì vấn đề tài sản đảm bảo mà các

DN đành phải quay lưng lại với NH, tự xoay xở sản xuất kinh doanh trong nguồn vốn tự có của mình, vì thế sẽ càng khó khăn hơn.

NH có thể xem xét các dự án khả thi, hiệu quả, có khả năng trả nợ, mạnh dạn cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc chỉ với 50% so với số tiền vay. Và cho phép DN thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Trong thời gian tới, khi Quỹ bảo lãnh tín dụng đi vào hoạt động thì các DN có cơ hội hơn với vốn vay từ NH.

Đa dạng hoá phương thức cho vay: Để thu hút được các DNN&V vay vốn,

NH phải đa dạng hoá các phương thức cho vay, giúp DN có thể có khả năng chọn lựa. NH có thể cho vay theo dự án đầu tư, với hình thức cho vay này sẽ hỗ trợ đến 85% vốn. Về yêu cầu tài sản đảm bảo có thể dùng chính giá trị dự án để làm tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó có thể cho vay “hợp vốn” nhằm chia sẻ rủi ro cho các NH khác.

Mạnh dạn cung cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các DNNVV để cùng hợp tác

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 63 sẽ phát huy được vai trò tư vấn cho DN, tham gia quản lý DN một cách thiết thực nhất, đồng thời sẽ giám sát chặt chẽ được việc sử dụng vốn của DN.

Mở rộng cho vay trung, dài hạn: Hiện nay tỷ lệ cho vay trung, dài hạn còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ. Các khoản vay trong ngắn hạn hầu như có mức thu nhập cao, nhưng mức độ ổn định thấp. Muốn thực hiện tốt cho vay trung, dài hạn NH cần có những chính sách tìm kiếm nguồn vốn huy động trung dài hạn như việc tăng lãi suất tiết kiệm trung dài hạn, phát hành trái phiếu.... Đồng thời xây dựng chế độ lãi suất hợp lý, lãi suất phải linh động, phù hợp với lãi suất vốn huy động và thời hạn cho vay, tuỳ vào đối tượng KH.

Phát triển kênh cho thuê tài chính: Việc sử dụng hình thức cho thuê tài chính cho phép các DNNVV có thể trang bị máy móc thiết bị hiên đại mà không cần đầu tư mua sắm, giúp các DN ổn định về tài chính để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nếu xét về thủ tục thì tín dụng thuê, mua có thuận lợi hơn nếu vay vốn trung dài hạn là không phải công chứng tài sản thế chấp. Mặc dù lãi suất có cao hơn so với lãi suất cho vay nhưng do không bị ràng buộc bởi tài sản đảm bảo nên thuê tài chính có thể giúp DNNVV sử dụng vốn một cách linh hoạt, tăng hiệu quả. Đây là giải pháp có thể xem là tối ưu vì nó giải quyết được các mâu thuẫn cơ bản, người kinh doanh không có vốn vẫn có được tài sản để kinh doanh, đồng thời loại hình này phù hợp với loại hình có vốn ít, NH có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản đó.

Có những chính sách cho vay ưu đãi đối với các DNNVV ở những ngành phát triển của Quảng trị: Có những chính sách ưu đãi như về lãi suất, về chi phí vay vốn đối với các ngành được coi là trọng điểm, đóng góp nhiều trong GDP ở Quảng trị, đó là các ngành như xây dựng, nông lâm nghiệp, thương mại, đặc biệt là ngành xuất khẩu trong đó có thuỷ sản. Đây là các ngành có triển vọng phát triển, mang lại lợi nhuận cao. NH cần xem xét các chính sách hỗ trợ các DN thuộc ngành nghề này.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 64

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)