Quy trình cho vay đối với DNNVV

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 49)

5. Kết cấu đề tài

3.2.4. Quy trình cho vay đối với DNNVV

Bước 1: Tiếp thị KH và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.

Tiếp thị và nhận hồ sơ.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 39 Căn cứ theo hồ sơ tín dụng của KH, cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo các nội dung:

 Đánh giá chung tình hình của KH.  Thẩm định tình hình tài chính của KH.

 Chấm điểm tín dụng KH để áp dụng chính sách KH. Ngoài ra tham khảo tại Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá KH.

 Phân tích đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của KH để xác định hình thức cho vay thích hợp (cho vay vốn lưu động/ ngắn hạn theo món hay theo hạn mức…)

 Đánh giá về tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch đảm bảo của BIDV.  Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.

Sau đó lập báo cáo đề xuất tín dụng:

 Cán bộ NH sau khi thẩm định hồ sơ tín dụng của KH thì lập báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng QHKH/lãnh đạo phòng tài trợ dự án, lãnh đạo phòng Giao dịch. Lãnh đạo Phòng QHKH/lãnh đạo phòng tài trợ dự án/lãnh đạo phòng Giao dịch thực hiện kiểm tra nội dung trong báo cáo đề xuất và ký kiểm soát.

 Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của cán bộ tín dụng và trình lãnh đạo phòng QHKH/lãnh đạo phòng tài trợ dự án/lãnh đạo phòng Giao dịch cùng toàn bộ Hồ sơ tín dụng của KH được trình cấp thẩm quyền.

Bước 2: Thẩm định rủi ro

Tiếp nhận hồ sơ: Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng QHKH và phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh.

Thẩm định rủi ro:

 Cán bộ Quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình phòng Quản lý rủi ro.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 40  Lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng.

 KH thuộc nhóm B: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi Phó giám đốc phụ trách QHKH/ cấp có thẩm quyền ký phê duyệt, ký đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng.

 KH thuộc nhóm A:

 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Phó giám đốc/Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.

 Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh:

- Cán bộ quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng.

- Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong biên bản họp của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau khi phê duyệt.

 Soạn thảo quyết định cấp tín dụng: do bộ phận quản lý rủi ro soạn thảo quyết định cấp tín dụng. Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển lại cho bộ phận QHKH để thực hiện các bước tiếp theo.

 Căn cứ vào nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, bộ phận QHKH thực hiện thương thảo với KH về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 41  Ký kết hợp đồng.

 Các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo. Bước 5: Giải ngân /Phát hành bảo lãnh.

 Tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân/phát hành bảo lãnh.  Phê duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh.

 Nhập dữ liện vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ.  Hạch toán giải ngân.

Bước 6: Giám sát và kiểm soát

Bộ phận QHKH:

Cán bộ QHKH có trách nhiệm theo dõi thường xuyên khoản vay và đánh giá về KH.

Kết thúc kiểm tra phải tiến hành các biên bản kiểm tra, lập báo cáo kiểm tra trình cấp có thẩm quyền, bản chính biên bản kiểm tra và báo cáo kiểm tra được cán bộ QHKH chuyển cho bộ phận quản trị tín dụng để lưu hồ sơ theo quy định.

 Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.  Đánh giá lại tài sản đảm bảo theo quy định.

 Thường xuyên theo dõi, phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản, tài sản đảm bảo để kịp thời phát hiện rủi ro tiềm ẩn.

 Thực hiện các biện pháp rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  Bộ phận quản lý rủi ro:

Chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận QHKH và bộ phận quản trị tín dụng trong việc phát hiện các dấu hiệu rủi ro và đề xuất các biện pháp xử lý khi có dấu hiệu bất thường.

Giám sát trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi bộ phận kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 42  Bộ phận quản trị tín dụng:

Lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn gửi bộ phận QHKH để đôn đốc KH trả nợ đúng gốc và lãi đúng hạn.

Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản nợ vay/bảo lãnh của các KH, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro của bộ phận QHKH.

Thực hiện các báo cáo trích lập dự phòng rủi ro.

Bước 7: Điều chỉnh các khoản vay.

 Căn cứ điều chỉnh: khách hàn đề nghị điều chỉnh.

 Bộ phận QHKH đề xuất điều chỉnh các khoản vay trên cơ sở các thông tin nắm bắt được trong quá trình theo dõi, kiểm tra, rà soát đánh giá các khoản vay/KH vay vốn hoặc các thông tin cảnh báo từ bộ phận quản lý rủi ro.

Bước 8: Thu nợ, lãi, phí.

Thông báo, đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi, phí… sử dụng nguồn vốn có mục đích và hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Trong trường hợp này, cán bộ QHKH cũng phải thu thập thông tin của KH, nhằm khi thấy chất lượng tín dụng đang gặp rủi ro thì phải có các biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 9: Xử lý, thu hồi nợ quá hạn

Bộ phận QHKH thông báo cho KH khi nợ quá hạn phát sinh, rà soát nguyên nhân nợ quá hạn, đồng thời đôn đốc KH trả nợ quá hạn.

Đề xuất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

 Thay đổi chính sách KH đang áp dụng như: cắt giảm ưu đãi, ngừng cho vay mới, bổ sung tài sản đảm bảo…

 Áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không có khả năng thu hồi.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 43

Bước 10: Kết thúc hợp đồng tín dụng:

 Tất toán khoản vay.

 Giải toả các hợp đồng thế chấp, cầm cố.  Thanh lý hợp đồng tín dụng.

 Lưu hồ sơ.

3.3. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại BIDV Quảng Trị.

3.3.1. Số lượng khách hàng là DNNVV.

Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng trị có uy tín hàng đầu tại địa bàn, có bề dày truyền thống, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay đầu tư phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay đầu tư đối với các DNNVV.

Bảng 3.1: Tình hình quan hệ giữa NH với DNNVV trong địa bàn tỉnh.

Đơn vị tính: DN

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1. Số lượng DNNVV toàn tỉnh 744 873 1135

2. DNNVV có quan hệ với Chi

nhánh 328 358 544

3. Tỷ trọng so với toàn tỉnh (%) 44.10 41 48

Trong đó: Quan hệ cho vay 170 230 360

(Nguồn: BIDV Quảng Trị)

Trong năm vừa qua, NH có quan hệ với 48% các DNNVV trên địa bàn tỉnh, tăng 7% so với năm 2008. Trong đó, quan hệ cho vay là 360 trong 544 DN chiếm 66.2% trong các DN có quan hệ với NH, tăng tương đối so với năm trước (64.2% - 230 trong

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 44 358 công ty). Nguyên nhân là năm 2008, lãi suất tăng liên tục, gây khó khăn cho DN khi vay vốn. Sang năm 2009, BIDV Quảng Trị đã thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với KH 2 đợt: Từ 21% xuống 12.75%, từ trên 10.5% xuống 10.5%; không phạt lãi quá hạn, giảm 30% phí dịch vụ cho DNNVV 6 tháng, vì vậy số lượng KH là DNNVV tăng lên.

Tỷ lệ tăng số lượng KH là DNNVV:

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tăng số lượng KH có quan hệ cho vay với NH là DNNVV

(Nguồn: Tổng hợp)

Năm 2007 tỷ lệ tăng số lượng KH là 40.55% nhưng không giữ được qua năm 2008 và giảm xuống 35.3% do năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó chấp nhận được mức lãi suất cao lên trên 20%. Bước sang năm 2009, tỷ lệ tăng số lượng KH đã tăng vượt bậc với con số 56.52%.

3.3.2. Doanh số cho vay đối với DNNVV.

Doanh số cho vay cũng là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của NH. Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền NH đã cho vay trong kỳ không kể số tiền đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay là chỉ tiêu mang tính thời kỳ.

40.55% 35.30% 56.52% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 2007 2008 2009 Năm

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 45

Bảng 3.2: Doanh số cho vay đối với DNNVV theo thời hạn

(Đvt: Tỷ đồng)

(Nguồn: BIDV Quảng trị)

Doanh số cho vay đối với DNNVV tăng theo các năm về cả số tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2009 doanh số cho vay tăng hơn so với 2008 là 57.35%, so với 2007 là 83.55%, bên cạnh đó tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV năm 2009 so với tổng doanh số cho vay của chi nhánh chiếm đến 83%.

Với tỷ trọng cho vay đối với DNNVV của BIDV Quảng Trị ngày càng cao, có thể thấy rằng NH đang chú trọng trong việc mở rộng cho vay đối với đối tượng KH này.

2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Năm Doanh số

cho vay Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) +/- (%) +/- (%)

Đối với DNNVV 746.2 100 870.45 100 1369.7 100 124.25 16.7 499.25 57.35

1.Ngắn hạn 512.4 69 530.8 61 856.03 62 18.4 3.6 325.23 61.27

2.Trung, dài hạn 233.8 31 339.65 39 513.62 37 105.85 45.3 173.97 51.22

Đối với toàn chi

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 46

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNNVV

(Nguồn tổng hợp)

Phân tích sốâ liệu qua các năm có thể thấy rằng doanh số cho vay đối với DNNVV của năm 2008 (16.70%) đột ngột bị giảm xuống so với năm 2007 (22.10%). Nguyên nhân là do việc Chính phủ và NHTW đã đưa ra các chính sách nhằm ngăn chặn đà lạm phát (như việc tăng lãi suất chiết khấu của NHTW đối với các NHTM), điều này làm lãi suất cho vay tăng cao, gây khó khăn cho việc vay vốn của các doanh nghiệp và điều tất yếu là doanh số cho vay trong năm này giảm xuống. Bước sang năm 2009, với những dấu hiệu của việc hồi phục kinh tế, lãi suất cũng trên đà bình ổn trở lại, điều này đã tác động một cách tích cực đến các DNNVV trên địa bàn tỉnh và các DN này đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu SXKD.

3.3.3. Dư nợ cho vay đối với DNNVV.

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà NH cho vay tính đến thời điểm xác định thường là cuối mỗi tháng, quý, năm. Dư nợ là chỉ tiêu tích luỹ.

22.10% 16.70% 57.35% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2007 2008 2009

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 47

Bảng 3.3: Tình hình dư nợ cho vay đối với DNNVV theo thời hạn

(ĐVT:tỷ đồng) 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Năm nợ cho

vayï Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%) +/- (%) +/- (%)

Đối với

DNNVV 356.17 100 425.54 100 626.51 100 69.37 19.48 200.97 47.23

1.Ngắn hạn 179.97 51 243.5 57 444.2 71 63.53 35.30 200.7 82.42

2.Trung, dài

hạn 176.2 49 182.04 43 182.31 29 5.84 3.31 0.27 0.15

Đối với toàn

chi nhánh 654 744 980 90 236

(Nguồn: BIDV Quảng Trị)

Dư nợ cho vay DNNVV tăng về con số tuyệt đối lẫn tương đối. Mức tăng dư nợ cho vay năm 2008 so với 2007 là 69.37 tỷ VNĐ, tương ứng với tỷ lệ dư nợ cho vay 2008/2007 là 19.48%. Sang năm 2009, mức tăng dư nợ cho vay 2009/2008 lên đến 200.97 tỷ và tỷ lệ dư nợ cho vay đã là 47.23%. Điều đó cho thấy sự tăng trưởng của các DNNVV, đồng thời NH đang mở rộng cho vay đối với DNNVV. Năm 2007, tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV chiếm 54.46% so với tổng dư nợ, sang năm 2008 thì đã lên đến 57.20%, sang 2009 thì tỷ lệ này đã 63.93% với con số là 626.51 tỷ đồng. Chỉ tiêu này cho thấy NH đã xem DNNVV là đối tượng ngành quan trọng trong cho vay. Mặc khác tình hình dư nợ tăng cho thấy BIDV Quảng trị ngày càng đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh.

- Về cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNNVV: Phân theo thời hạn cho vay đối với DNNVV, bao gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Qua bảng trên

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ -

Doanh số thu nợ trong kỳ

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 48 cho thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong 3 năm liên tục và dư nợ cho vay trong ngắn hạn cũng tăng cao qua các năm (năm 2007: 179.97 tỷ VNĐ; năm 2008: 243.5 tỷ; 2009: 444.2 tỷ). Nhận thấy năm 2007 dư nợ cho vay trong ngắn hạn và trung, dài hạn chiếm tỷ trọng gần như ngang nhau so với tổng dư nợ cho vay DNNVV. Đây là một điều bất lợi trong kinh doanh bởi sự không định hướng được mục tiêu. Bước sang 2008, 2009 nhìn nhận được nhược điểm trên, cùng với tình hình kinh tế không ổn định, NH đã hướng đồng vốn của mình vào cho vay ngắn hạn để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNVV

( Nguồn: tổng hợp)

Nói đến vấn đề mở rộng, không thể không đề cập đến tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Tốc độ tăng trưởng biểu hiện qua chỉ số tỷ lệ dư nợ tín dụng, chỉ tiêu này đánh giá việc mở rộng cho vay DNNVV. Qua biểu đồ trên, tỷ lệ dư nợ tín dụng năm 2009 cao hơn so với 2007 và cao hơn nhiều so với năm 2008. Do năm 2008 với mục tiêu thắt chặt tín dụng, việc tốc độ tín dụng giảm là điều tất yếu, trong 8 tháng đầu năm, lãi suất NH cao liên tục đến tháng 10 mới bắt đầu có xu hướng giảm lãi suất cho vay. Đến năm 2009, tình hình lãi suất đã dần ổn định hơn, chi nhánh thực hiện

34.03% 19.48% 47.23% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% 2007 2008 2009

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo 49 công tác giảm lãi suất cho vay, áp dụng các chính sách ưu đãi đối với DN, do vậy các cá nhân, DN đã tiếp tục vay vốn.

3.3.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay DNNVV.

Bên cạnh xem xét về việc mở rộng tín dụng, không thể không xem xét vấn đề nợ xấu tức là về chất lượng cho vay. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh tỉnh quảng trị (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)