10. Bố cục luận văn
3.5. Phương pháp thử nghịêm
3.5.1. Chuẩn bị thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành phân loại học sinh trong các lớp thành hai đối tượng qua tham khảo ý kiến của giáo viên phụ trách lớp.
Lớp Số học sinh dưới chuẩn Số học sinh trên chuẩn
5A1 23 15
5C 24 13
Chuẩn bị bài kiểm tra đánh giá kết quả thử nghiệm tương ứng với hai đối tượng học sinh. Học sinh sẽ làm trực tiếp trên bài kiểm tra.
3.5.2 Tiến hành thử nghiệm
- Trình bày ý đồ thực nghiệm và giao hệ thống bài tập mà chúng tôi dự kiến sẽ tiến hành thử nghiệm cho các giáo viên.
- Chia lớp thành hai nhóm học sinh trên chuẩn và dưới chuẩn.
- Tiến hành dạy thử nghiệm: GV nghiên cứu và dạy theo tổ hợp bài tập được thiết kế theo từng tiết cho mỗi nhóm đối tượng.
- Phát phiếu kiểm tra cho mỗi nhóm học sinh và học sinh tiến hành làm bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thử nghiệm.
3.5.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm
Để đánh giá kết quả một cách khách quan, chúng tôi tiến hành đánh giá trên cả hai mặt :
- Đánh giá về mặt định lượng (Kết quả về mặt kiến thức – kĩ năng thực hiện các bài tập của học sinh): dựa vào kết quả làm bài tập trên phiếu học tập của học sinh, và kết quả học tập nội dung này của học sinh trên lớp.
Chúng tôi xây dựng thang đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh như sau:
+ Loại giỏi: Bài làm đạt 9 – 10 điểm + Loại khá : Bài làm được 7 – 8 điểm + Loại trung bình: bài làm được 5 – 6 điểm + Loại yếu: Bài làm chỉ đạt 1- 4 điểm
- Đánh giá về mặt hứng thú học tập của học sinh:
+ Mức độ thích thú: Chăm chú nghe giảng, hăng hái, tích cực, không nói chuyện riêng trong giờ học.
+ Mức độ bình thường: Làm bài nghiêm túc
+ Mức độ không thích: Không chịu làm bài tập, đùa nghịch nói chuyên riêng trong giờ.
3.6. Nội dung thử nghiệm và kết quả thu được qua thử nghiệm3.6.1. Nội dung3.6.1. Nội dung 3.6.1. Nội dung
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trong 5 tiết ( sử dụng các bài tập đã được thiết kế ở chương 2) và bài kiểm tra trắc nghiệm khoảng 30 phút dành cho 2 đối tượng.
+ Đề kiểm tra cho đối tượng học sinh trên chuẩn 1. Khoanh vào từ không trái nghĩa với từ lành:
a. dữ b. nhăn c. rách d. độc 2. Khoanh vào thành ngữ trái nghĩa với thành ngữ : “Yếu như sên”
A. Nhanh như cắt B. Khỏe như voi C. Dai như đỉa
3. Khoanh vào chữ cái trước kết hợp có từ sâu được dùng với nghĩa gốc. A. Đi sâu vào rừng
B. Đôi mắt sâu thẳm C. Hang này sâu lắm.
4. Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng
Từ “ ngã” trong câu : “ Cả tiểu đội thanh niên xung phong đã ngã xuống tại
ngã ba Đồng Lộc” là
Hai từ đồng âm Một từ nhiều nghĩa
5. Đặt hai câu với cặp từ trái nghĩa “ chăm chỉ - lười biếng”
……… 6. Đặt một câu với từ nhạt được dùng với nghĩa chuyển
……… + Đề kiểm tra dành cho đối tượng dưới chuẩn
Khoanh vào câu trả lời đúng:
1) Từ đồng nghĩa với từ “ nhỏ” trong “ngõ nhỏ” là: a. chật b. to c. hẹp d. bé 2) Thành ngữ trái nghĩa với “ Dữ như cọp” là
a. Ác như quỷ b. Xấu như ma c. Hiền như bụt
3) Từ “sắt” trong cụm từ “Kỉ luật sắt” được dùng với a. nghĩa gốc ( chỉ kim loại cứng)
b. nghĩa chuyển (Nghiêm ngặt, cứng rắn, và buộc phải làm theo) 4) Từ “chỉ” trong “cuộn chỉ” và “chỉ” trong “chỉ tay năm ngón” là:
a. hai từ đồng âm b. một từ nhiều nghĩa
3.6.2. Kết quả thử nghiệm
100% học sinh làm bài xong đúng thời gian quy định.
Kết quả làm bài của học sinh trên chuẩn:
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình
Lớp SL % SL % SL %
5A1 5 33% 8 47% 2 20%
5C 4 15% 6 46% 3 38%
Kết quả làm bài của học sinh dưới chuẩn:
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình
Lớp SL % SL % SL %
5A1 5 22% 15 65% 3 13%
5C 3 13% 16 70% 5 17%
Kết quả thu được cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi khá cao ( trong khoảng 70% - 90%), tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình có thể chấp nhận được (dao động trong khoảng 13% - 17%).
Bên cạnh đó chúng tôi cũng thấy rằng các bài tập về các lớp từ vựng mà chúng tôi xây dựng với hình thức bài tập đa dạng , phong phú , phù hợp với trình độ học sinh đã kích thích hứng thú của các em trong quá trình học tập. Trong 5 tiết học đã tiến hành với cả hai đối tượng học sinh, chúng tôi nhận thấy giờ học trôi qua rất nhẹ nhàng, các em rất hào hứng khi tham gia giải bài tập. Điều này cho thấy việc đưa tài liệu dạy học đã thiết kế vào giờ học tự chọn là hoàn toàn có khả năng thực thi.
3.7. Kết luận chung về thử nghiệm
Từ kết quả thử nghiệm thu được, chúng tôi nhận thấy việc đưa tài liệu dạy học đã thiết kế vào các giờ học tự chọn là hoàn toàn có khả năng thực thi. Tổ hợp bài tập được học sinh đón nhận một cách nhiệt tình, hứng thú. Qua thực nghiệm cũng có thể khẳng định tài liệu này hoàn toàn có thể được sử dụng rộng rãi trong dạy học. Giáo viên có thể dựa vào các loại, kiểu, dạng của bài tập đã đề xuất để sáng tạo thêm các bài tập trong quá trình dạy học.
PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận chúng tôi nhận thấy tài liệu dạy học các lớp từ vựng trong giờ học tự chọn có nhiều khả năng góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học.
Qua nghiên cứu thực trạng dạy học các lớp từ vựng môn Tiếng Việt lớp 5 và thực trạng dạy học tự chọn ở trường Tiểu học chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học các lớp từ vựng cũng như tổ chức dạy học tự chọn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Một trong những nguyên nhân gây khó khăn là việc biên soạn tài liệu dạy học cho giờ học tự chọn. Thông qua việc thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt 5, luận văn hướng tới việc khắc phục phần nào những khó khăn đó.
Kết quả thực nghiệm cho thấy việc đề xuất một tổ hợp bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học nội dung các lớp từ vựng.
Từ những nghiên cứu trên đây, chúng tôi có thể kết luận rằng việc thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn là khả thi và hết sức cần thiết.
2. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Qua việc nghiên cứu đề tài : Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
2.1. Về phía các cấp chỉ đạo và nghiên cứu giáo dục
- Tích cực đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về từ vựng, phương pháp và kĩ năng tổ chức giờ học tự chọn cho học sinh, làm cơ sở cho việc dạy tốt tài liệu dạy học này ở trường tiểu học.
- Cần tích cực triển khai dạy học tự chọn ở trường tiểu học, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức dạy học tự chọn .
2.2. Về phía giáo viên
- Các bài tập trong hệ thống mà đề tài đưa ra mới chỉ là những gợi ý cơ bản. Người giáo viên trong thực tế giảng dạy cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo hoặc có thể bổ sung những bài tập khác cho phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh nơi mình công tác để giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hòa Bình- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh tiểu học có năng khiếu
Tiếng Việt- NCGD số 6- 1999 (tr 15,16,18)
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng lớp 5, NXB Giáo dục,
3. Các đề thi HS giỏi toàn quốc bậc tiểu học môn TV.
4. Chương trình Tiểu học 1996-2001
5. Ðỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Ðại học và Trung học chuyên nghiệp. HN.
6. Ðỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. Khoa học xã hội. HN.
7. Đỗ Hữu Châu- Từ Vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt (in lần thứ 2), NXB Giáo dục, 1999.
8. Nguyễn Thiện Giáp- Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục,1998.
9. Trương Chính. Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn. Giáo dục. HN.
10. Nguyễn Tuấn Đăng- Nghiên cứu hiện tượng mơ hồ nghĩa câu trong tiếng
Việt, T/c Ngôn ngữ, số 7 - 2006
11. Lâm Quang Đông – Phương pháp nhận diện vai nghĩa của các tham thể
trong cấu trúc nghã biểu hiện của câu với vị từ đa trị như cho, tặng, gửi 12. Nguyễn Thiện Giáp- Từ và nhận diện từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục,1996
13. Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. Ðại học và Trung học chuyên nghiệp. HN.
14. Phạm Minh Hạc – Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ 21 – NXB Chính trị quốc gia – trang 287- 290
15. Nguyễn Thị Hạnh - Về dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học-TCGD- số 12/2004
16. Hoàng Văn Hành. Từ láy trong tiếng Việt. Khoa học xã hội . HN.
17. Hoàng Văn Hành (chủ biên). Từ tiếng Việt- Hình thái- Cấu trúc. Khoa học xã hội . HN.
18. Hoàng Văn Hành (chủ biên). Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ. Khoa học xã hội . HN.
19. Nguyễn Kế Hào- Phát hiện và bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu trong tiểu
môdun 1 " Tâm lí học đại cương" thuộc Giáo trình- môdun "Tâm lí học
lứa tuổi tiểu học và sư phạm"- Nguyễn Quang Uẩn- Nguyễn Kế Hào- Phan Thị Hạnh Mai.
20. Lê Trung Hoa. Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt (Thú chơi chữ). Khoa học xã hội. HN.
21. Đỗ Đình Hoan- Một số vấn đề cơ bản của chương trình Tiểu học mới- NXBGD-2002.
22. Đỗ Đình Hoan- Dạy học tự chọn ở Tiểu học (Báo cáo tại Hội thảo xây dựng chương trình)
23. Đỗ Đình Hoan- Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới- NXBGD-2002
24. Đỗ Đình Hoan- Báo cáo dự thảo xây dựng chương trình dạy học tự chọn
ở tiểu học- ngày4/1/2007
25. Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại. Khoa học xã hội . HN.
26. Trịnh Mạnh. Tiếng Việt lí thú. Giáo dục. HN.
27. Lê Phương Nga – Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng từ ngữ cho học sinh
tiểu học : các dạng bài tập và những điều cần lưu ý. T/c Giáo dục tiểu
học số 1-1998
28. Lê Phương Nga- Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học, T/c Nghiên cứu giáo dục, số 8- 1994
29. Lê Phương Nga (chủ biên)Tiếng Việt 5 nâng cao, Nxb Giáo dục 2004, 2005.
30. Lê Phương Nga - Chương VII- Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt- Phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 2, giáo trình đào tạo GV TH hệ CĐSP và SP 12+2.
31. Lê Phương Nga-Đặng Kim Nga- Giáo trình- tiểu môdun 3- "Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học".
32. Ðái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiêng Việt. Khoa học xã hội . HN.
33. Ngữ văn, lớp 6, tập 1, NXB Giáo dục, 2003 34. Ngữ văn, lớp 7, tập 1, NXB Giáo dục, 2003
35. Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt. Khoa học xã hội . HN.
36. Ðặng Ðức Siêu. Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông. Giáo dục. HN.
37. Lê Hữu Tỉnh – “Hệ thống mở” của từ vựng với việc dạy từ ở tiểu học, T/c Nghiên cứu giáo dục, số 1-1994
38. Lê Hữu Tỉnh – Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học
39. Lê Hữu Tỉnh, Hồng Hạnh – Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh, T/c Nghiên cứu giáo dục, số 3 – 1994
40. Lê Xuân Thại, Bồi dưỡng hứng thú cho HS đối với môn TV, Tạp chí ngôn ngữ 4/1996
41. Nguyễn Văn Thành- Tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội,2001
42. Phan Thiều – Về vấn đề bài tập trong việc dạy tiếng, T/c Ngôn ngữ, số 1- 1975
43. Phan Thiều- Dạy từ theo hệ thống, T/c Ngôn ngữ, số 3-1974
44. Đỗ Ngọc Thống – Dạy học tự chọn môn Ngữ văn ở Trung học cơ sở- Tạp chí Giáo dục, số 99, năm 2004
45. Ðoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt. Ðại học Quốc gia Hà Nội.
46. Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ biên) – Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục, 2006
47. Bùi Minh Toán- Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999
48. Bùi Minh Toán – Về quan điểm giáo tiếp trong dạy học Tiếng Việt , T/c Nghiên cứu giáo dục, số 11- 1994
49. Nguyễn Ðức Tồn. Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường. NXB Ðại học Quốc gia Hà Nội.
50. Nguyễn Đức Tồn – Tiếng Việt trong trường học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
51. Nguyễn Văn Tu- Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1976
52. Nguyễn Văn Tu. Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt. Ðại học và Trung học chuyên nghiệp.
53. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh, Lê Hữu Tỉnh- Tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, 1996 (Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ cao đẳng sư phạm và SP 12+2
54. Đỗ Xuân Thảo- Lê Hữu Tỉnh- Giáo trình Tiếng Việt 2(Dành cho nghành cử nhân giáo dục tiểu học hệ đào tạo tại chức và từ xa), NXB Giáo dục,1997
55. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh- Bồi dưỡng HSG Tiếng Việt 5,NXBGD- 2006
56. Trần Bá Hoành, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga- Áp dụng dạy và học
tích cực trong môn Tiếng Việt-NXB ĐHSP-2003.
57. Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh - Vở bài tập nâng cao từ và câu 5- NXB ĐHSPHN,2006.
58. Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng – Vấn đề dạy và học từ đa nghĩa và từ
đồng âm trong nhà trường hiện nay, T/c Ngôn ngữ , số 7-8,2006
59. Phan Thiều, Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh- Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt
60. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2006
61. Tiếng Việt, lớp 5, Tập 1,2, NXB Giáo dục, 2006
62. Viên Khoa học Giáo dục –Bước đầu xây dựng một số nội dung dạy học tự
chọn cho một số môn học trong trường trung học cơ sở- (Báo cáo tóm tắt
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...1
1. Lí do chọn đề tài...1
2. Mục đích nghiên cứu...3
3. Khách thể nghiên cứu...3
4. Đối tượng nghiên cứu...3
5. Giả thuyết khoa học...3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu...4
7. Phạm vi nghiên cứu...4
8. Phương pháp nghiên cứu...4
9. Những đóng góp mới của luận văn...5
10. Bố cục luận văn...5
PHẦN NỘI DUNG...6
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ TÀI LIỆU DẠY HỌC...6
CÁC LỚP TỪ VỰNG CHO GIỜ HỌC TỰ CHỌN MÔN TIẾNG VIỆT 5...6
1.1. Dạy học tự chọn ở tiểu học...6
1.1.1. Quan niệm về dạy học tự chọn ở tiểu học:...6
1.1.2. Lí do của việc tổ chức dạy học tự chọn ở tiểu học...6
1.1.3. Mục tiêu dạy học tự chọn ở tiểu học...8
1.1.4. Nguyên tắc chung của dạy học tự chọn ở tiểu học :...8
1.1.5. Các hình thức dạy học tự chọn ở tiểu học...9
1.1.6. Kế hoạch dạy học tự chọn...10
1.1.7. Dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học...11
1.1.7.1. Mục tiêu dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học...11
1.1.7.2. Định hướng nội dung dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học...11
1.1.7.3. Nội dung dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học...11
1.2. Cơ sở Việt ngữ học của việc thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5...12