Tổ hợp bài tập dành cho hai đối tượng học sinh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 54)

10. Bố cục luận văn

2.3.2.2.Tổ hợp bài tập dành cho hai đối tượng học sinh

Dựa vào yêu cầu cơ bản về kiến thức – kĩ năng của nội dung dạy học các lớp từ vựng trong chương trình Tiếng Việt 5, trên cơ sở phân tích những khó khăn học sinh gặp phải đối với từng dạng bài tập, chúng tôi điều chỉnh và mở rộng và nâng cao một số kiểu dạng bài tập cho phù hợp với hai đối tượng học sinh dưới chuẩn và trên chuẩn như sau:

Nhóm 1: Bài tập nhận diện và hệ thống hóa vốn từ

Dạng bài tập này luyện cho học sinh kĩ năng nhận ra các hiện tượng, các đơn vị ngôn ngữ đã được học trên những ngữ liệu mới .

Mức độ yêu cầu của các bài tập này khá đơn giản, bao gồm các kiểu bài tập sau:

* Bài tập cho sẵn từ yêu cầu xác định lớp từ

Hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (ngữ liệu có thể là các từ rời hoặc các từ trong đoạn văn, đoạn thơ, câu thơ, câu văn, thành ngữ, tục ngữ) yêu cầu học sinh xác định lớp từ.

Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải vun vút. Cặp mỏ chích bông

tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại . Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá thoăn thoắt.

( Tô Hoài) Để làm được dạng bài tập này trước hết học sinh phải nắm chắc những đặc trưng cơ bản nhất của từ đồng nghĩa. Trên cơ sở đó, đọc kĩ đoạn văn cho sẵn để nắm được nội dung toàn đoạn, của từng câu, nắm nghĩa của các từ trong câu, trong đoạn.

Để giảm độ khó của bài tập này chúng tôi bổ sung thêm một số chỉ dẫn. Ví dụ 1: Nêu sẵn số lượng từ đồng nghĩa trong câu.

Em hãy tìm 3 từ đồng nghĩa có trong đoạn văn sau:

Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại . Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá thoăn thoắt.

( Tô Hoài) Ví dụ 2: Gợi ý sẵn từ trung tâm.

Trong đoạn văn sau có mấy từ đồng nghĩa với từ “ nhỏ”?

Để tăng độ thú vị hơn của bài tập, chúng tôi chọn các ngữ liệu có tần số sử dụng các từ đồng nghĩa cao hoặc bổ sung thêm yêu cầu. Chẳng hạn : “Tìm

các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau. Chỉ ra nét nghĩa chung của các từ vừa tìm được.”

Ví dụ 2: Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình?

- bình thản, thái bình, thanh thản,yên bình, - bình yên, lặng yên, hiền hòa, thanh bình

(Tiếng Việt 5 tập 1, tr.47) Mức độ yêu cầu của kiểu bài tập này cao hơn so với kiểu bài tập trên . Để làm được bài tập này học sinh cần phải nắm nghĩa của từng từ mà không có ngữ cảnh làm chỗ dựa.

Để giảm độ khó của bài tập, không yêu cầu học sinh nhận diện các trường hợp trung gian mà các từ đưa ra để học sinh lựa chọn cần cụ thể, dễ hiểu, dễ xác định. Ngược lại, để tăng độ thú vị của bài tập phải chọn ngữ liệu là những từ trừu tượng, khó xác định hoặc bổ sung yêu cầu giải thích nghĩa của từ.

* Bài tập tìm từ cùng lớp với từ cho sẵn

Dạng bài tập này bao giờ cũng cho sẵn từ để làm chỗ dựa cho hoạt động liên tưởng tìm từ của học sinh, yêu cầu học sinh tìm từ cùng lớp với từ đã cho.

Dạng bài tập này trực tiếp giúp học sinh phát triển và mở rộng vốn từ, nắm vững nghĩa của từ trên cơ sở tìm những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn.

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ “ nhỏ”

Để làm được kiểu bài tập này, học sinh phải hiểu nghĩa của từ cho sẵn rồi huy động vốn từ của mình để tìm từ cùng lớp từ với từ đó cho. Hoạt động liên tưởng tìm từ của học sinh sẽ đúng phương hướng, có hiệu quả khi đã nắm chắc nghĩa của từ cho sẵn.

Đối với các bài tập dành cho học sinh dưới chuẩn, chúng tôi chọn ngữ liệu là những từ đơn nghĩa, cụ thể, dễ hiểu hoặc cung cấp mẫu để làm điểm tựa giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài tập, đồng thời có tác dụng gợi ý, định hướng việc tìm từ của học sinh.

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ “nhỏ”. M: nhỏ nhắn

Ngữ liệu nâng cao của dạng bài tập này là những từ có nghĩa trừu tượng, các thành ngữ, tục ngữ hoặc từ nhiều nghĩa để tăng độ thú vị. Ví dụ :

Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” hoặc Tìm các thành ngữ đồng nghĩa với “Nhanh như sóc”.

Một biện pháp nữa góp phần làm tăng độ thú vị cho bài tập là bổ sung thêm yêu cầu với lệnh bài tập. Chẳng hạn, sau khi học sinh tìm được các từ đồng nghĩa với từ nhỏ ( nhỏ bé, nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi ...), yêu cầu học sinh phân biệt nghĩa và cách dùng của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bài tập phân loại từ theo các lớp từ vựng

Dạng bài tập này giúp HS phân loại từ ngữ phù hợp về tính hệ thống của từ vựng trong ngôn ngữ và có tác dụng rèn luyện về phương pháp hệ thống, tư duy hệ thống.

Dạng bài tập này thường cho sẵn các từ rời hoặc các từ trong câu, đoạn, yêu cầu học sinh phân nhóm tìm các từ cùng lớp.

học đòi, khổng lồ, xinh xắn, học mót, to kềnh, xinh tươi, học hỏi, to, bự, học lỏm, đồ sộ, đẹp, to tướng, to xù, xinh, to xụ, học, vĩ đại, học hành, to đùng, xinh đẹp.

Để làm được dạng bài tập này học sinh phải nắm chắc được tiêu chí phân loại. Ở đây, tiêu chí phân loại là một hoặc một số nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Cụ thể, ở ví dụ trên tiêu chí phân loại là lớp từ đồng nghĩa.

Khi hướng dẫn học sinh phân loại theo lớp từ vựng, giáo viên cần giúp các em nắm vững các tiêu chí phân loại, chính là chỗ dựa để xử lí phân loại từng từ trong các từ cho sẵn.

Để giảm độ khó của bài tập, cần chọn ngữ liệu cụ thể, dễ hiểu, có dung lượng hạn chế (số lượng từ đưa ra ít) và nên “ cảnh báo”, chỉ dẫn để học sinh lưu ý.

Ví dụ 1: Cho chỉ dẫn số nhóm từ phân loại được ở lệnh bài tập

Xếp các từ dưới đây thành 2 nhóm:

- xinh, lớn, to, đẹp, to kềnh, xinh xắn, to đùng.

Ví dụ 2: Gạch bỏ từ không thuộc lớp từ với các từ còn lại trong dãy

Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ “ vắng”

a) lác đác b) trống trải c) thưa thớt d) quanh co Việc trong dãy từ có một từ không đồng nghĩa với từ “vắng” đã được báo trước.

Đối với đối tượng học sinh trên chuẩn chúng ta lại phải điều chỉnh tăng độ thú vị của bài tập bằng cách bổ sung thêm yêu cầu cho lệnh bài tập hoặc chọn ngữ liệu thú vị hơn.

Ví dụ 3: Bổ sung thêm yêu cầu chỉ ra nét nghĩa chung

Xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm.

học đòi, khổng lồ, xinh xắn, học mót, to kềnh, xinh tươi, học hỏi, to, bự, học lỏm, đồ sộ, đẹp, to tướng, to xù, xinh, to xụ, học, vĩ đại, học hành, to đùng. Ví dụ 4: Chọn ngữ liệu là các thành ngữ

Xếp các thành ngữ sau thành các nhóm đồng nghĩa và chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm:

- Đồng tâm hiệp lực. - Bền gan vững chí. - Bóp mồm bóp miệng - Đồng lòng nhất trí. - Vững chí bền lòng. - Thắt lưng buộc bụng. - Đồng cam cộng khổ - Nhịn ăn, nhịn mặc

Nhóm 2. Bài tập dạy nghĩa

* Bài tập yêu cầu xác định nghĩa của từ

Dạng bài tập này chiếm tỉ lệ không nhiều trong tổ hợp bài tập mà chúng tôi đề xuất. Các từ cần giải nghĩa có thể ở độ khó dễ khác nhau và ứng với nó là các kiểu bài tập khác nhau. Có thể từ ở dạng độc lập, từ ở trong ngữ cảnh, cũng có thể có bài tập đưa sẵn các lời giải nghĩa, yêu cầu học sinh lựa chọn lời giải nghĩa đúng nhất.

Khi xây dựng bài tập giải nghĩa từ, tuyệt đối không yêu câu giải nghĩa từ tách khỏi ngữ cảnh, bởi các lí do sau:

Thứ nhất, nghĩa của từ chỉ thật sự được hiện thực và cụ thể hóa khi được đặt vào ngữ cảnh. Vì vậy, muốn xác định được nghĩa của từ học sinh cần dựa vào ngữ cảnh. Chẳng hạn để giải nghĩa của từ "chắc" và khai thác hết hiệu quả giao tiếp của nó chúng ta cần đặt nó trong câu, trong đoạn và trong từng ngữ cảnh cụ thể:

- Lúa đã chắc hạt, cứng cây. - Đinh đóng chắc.

- Lời nói chắc như đinh đóng cột. - Ông này chắc đã có con lớn.

Thứ hai, từ có thể có đồng âm với nó, nếu không ở trong một ngữ cảnh nhất định thì chúng ta sẽ không biết từ nào trong các từ đồng âm ấy là từ phải giảng.

Đối với học sinh dưới chuẩn có thể xây dựng một số dạng bài tập như: bài tập nối từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng, bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng, bài tập cho sẵn từ và nghĩa của từ, yêu cầu HS xác lập sự tương ứng.

Ví dụ 1: bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng

Tìm từ gọi tên các sự vật trong cả hai bức ảnh dưới đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với dạng bài tập này, sau khi gọi tên sự vật được biểu hiện trong ảnh, GV có thể yêu cầu HS phải nói rõ công dụng (được dùng để làm gì) của từng sự vật trong ảnh. Yêu cầu này có tác dụng khắc sâu, củng cố cho HS về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm của các từ tìm được.

Ví dụ 2: bài tập cho sẵn từ (trong ngữ cảnh) và nghĩa của từ, yêu cầu HS xác lập sự tương ứng.

Nối lời giải nghĩa thích hợp ở cột B với từ mặn trong các kết hợp ở cột A A B

1. Vùng nước mặn a. Thức ăn có thịt cá

2. Ăn canh mặn nên khát nước b. Đậm đà, đằm thắm 3. Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng 1. c. Có nhiều mắm muối quá 4. Nhà sư ăn chay không ăn cỗ mặn. 2. d. Có muối

Đối với bài tập dành cho học sinh trên chuẩn, ngữ liệu được chọn thường là những từ đa nghĩa, đồng âm.

* Bài tập yêu cầu chỉ ra nét nghĩa chung

Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải nắm được nghĩa của từ, phân tích cấu trúc nghĩa của chúng để tìm ra nét nghĩa chung.

a) chạy giặc, chạy lụt, chạy bão, chạy mưa, chạy tội, chạy án,... b) chạy gạo, chạy tiền, chạy việc, chạy điểm, chạy thầy, chạy thuốc...

Khi xây dựng bài tập dành cho học sinh dưới chuẩn, đối với dạng bài tập này cần cung cấp sẵn các nghĩa của các từ hoặc cho sẵn một số đáp án để học sinh lựa chọn một đáp án đúng. Các đáp án cho sẵn sẽ định hướng cho học sinh và chỉ dẫn đáp án đúng nằm trong các đáp án đã đưa ra. * Bài tập yêu cầu xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

Một từ có thể có nhiều nghĩa, nhưng trong một văn cảnh cụ thể nó thường chỉ mang một nghĩa (trừ trường hợp cố ý chơi chữ). Dạng bài tập này sẽ giúp học sinh làm quen với cách khai thác nghĩa của từ trong văn cảnh. Ví dụ: Nghĩa của từ “sâu” trong câu “Đôi mắt sâu thăm thẳm” là nghĩa gốc

hay nghĩa chuyển.

Đối với dạng bài tập này, giáo viên có thể cho học sinh ghi nhớ thủ pháp nhận diện nghĩa gốc, nghĩa chuyển như sau: 1) Dựa vào mức độ cụ thể và trừu tượng của ý nghĩa. Nghĩa cụ thể hơn là nghĩa gốc, nghĩa trừu tượng hơn là nghĩa chuyển. 2) Nghĩa của từ nói về bản thân con người hay hành động, tính chất... của con người hoặc phạm vi hiện thực gần gũi nhất nhất với con người thì thường là nghĩa có trước, là nghĩa gốc, còn nghĩa nói về các hiện tượng khác không thuộc phạm vi con người hoặc thuộc phạm vi thế giới xa con người thì thường là nghĩa chuyển.

Để giảm độ khó của bài tập, khi yêu cầu học sinh chỉ rõ nghĩa chuyển được dùng của từ , GV nên nêu nghĩa chính trước.

* Bài tập yêu cầu chỉ ra thế đối lập về nghĩa

Ngữ liệu nâng cao của dạng bài tập này là những từ đa nghĩa hoặc những từ đồng nghĩa, đặc biệt là những từ đồng nghĩa tương đối có gốc Hán. Ví dụ: Nghĩa của “cánh” trong cánh chim, cánh bướm với “cánh” trong cánh

Để chỉ ra các sắc thái riêng của các từ trước hết GV cần hướng dẫn học sinh chỉ ra nghĩa chung của các từ đó.

Nhóm 3. Bài tập sử dụng từ

Đây là dạng bài tập chiếm tỉ lệ rất cao trong hệ thống bài tập chúng tôi đã xây dựng. Sử dụng từ là lựa chọn và kết hợp các từ ngữ với nhau để tạo thành câu, đoạn,…. theo những quy tắc nhất định. Mục đích của bài tập sử dụng từ là tích cực hoá vốn từ của học sinh, nghĩa là chuyển những từ học sinh đã tích luỹ được thành những từ sống, luôn luôn được huy động vào hoạt động giao tiếp và tư duy.

Nhóm bài tập này có các kiểu dạng sau: * Bài tập điền từ

Kiểu bài tập này giúp học sinh rèn kĩ năng lựa chọn từ và kết hợp từ Dựa vào mức độ khó dễ, từ cần điền cho sẵn hay không cho sẵn , có thể chia kiểu bài tập điền từ thành hai dạng nhỏ sau:

+ Dạng bài tập điền từ trong đó có cho sẵn từ cần điền

Ví dụ: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu văn sau:

Sơn Tinh … từng dãy núi, từng quả đồi chặn dòng nước lũ. a) dời b) rời c) mang d) cõng

Khi giải bài tập này trước hết học sinh phải nắm sơ bộ nội dung các câu, đoạn cần điền, hiểu nghĩa của các từ cho sẵn rồi lần lượt thử điền từng từ cho sẵn vào chỗ trống. Từ nào có khả năng kết hợp với những từ ngữ trong câu và phù hợp với nghĩa của câu thì lựa chọn từ đó.

Đối với đối tượng học sinh dưới chuẩn, ta nên chọn văn cảnh đơn giản, ít từ ngữ (có thể là một cụm từ hoặc một câu) để việc lựa chọn từ cần điền trở nên xác định, rõ ràng và dễ dàng hơn.

Ngược lại, đối với đối tượng học sinh trên chuẩn, chúng ta nên chọn văn cảnh phức tạp hơn ( đoạn văn, bài văn) thì việc lựa chọn từ cần điền ít xác định hơn, linh hoạt hơn và khó khăn hơn. Bởi vì sự lựa chọn lúc này bị chi

phối bởi nhiều yếu tố như sự tương hợp về nghĩa, sự phù hợp về quan hệ ngữ pháp, sự ràng buộc của yêu cầu liên kết câu, ...

Để tăng độ thú vị của bài có thể chọn những từ cần điền là những từ đồng nghĩa tương đối. Cái khó của dạng bài tập này là lựa chọn giữa các từ đồng nghĩa tương đối . Việc xác định sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa đối với học sinh tiểu học hoàn toàn không đơn giản. Học sinh phải hiểu sắc thái riêng từng từ, tìm hiểu phạm vi sử dụng, trường hợp sử dụng của từng từ để chọn được từ thích hợp điền vào chỗ trống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dạng bài tập điền từ trong đó từ cần điền không cho sẵn

Mức độ yêu cầu của kiểu bài tập này cao hơn so với kiểu cho sẵn từ cần điền. Để có thể làm được dạng bài tập này, học sinh không những cần có vốn từ, hiểu nghĩa của từ mà còn cần lựa chọn trong tập hợp từ đồng nghĩa, từ phù hợp nhất với ngữ cảnh để sử dụng cho đúng và hay.

Khi giải bài tập học sinh phải dựa vào nội dung đoạn văn, và từng câu trong đoạn , ở mỗi chỗ trống học sinh phải xác lập được một hệ thống liên tưởng , bao gồm các từ đồng nghĩa có thể xuất hiện ở vị trí trống ấy, sau đó

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 54)