Phân loại từ đồng âm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 29)

10. Bố cục luận văn

1.2.4.2. Phân loại từ đồng âm

Có thể có nhiều tiêu chí phân loại từ đồng âm khác nhau.

Dựa vào cấp độ các đơn vị đồng âm có thể phân hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt thành các loại sau:

a. Đồng âm giữa từ với từ.

Loại này được chia thành hai loại nhỏ hơn:

- Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một loại. Ví dụ: + đường 1(đường đi) - đường 2 (đường phèn)

+ cất 1 (cất tiền vào tủ) - cất 2 (cất hàng) - cất 3 (cất rượu). - Đồng âm từ vựng- ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ loại. Ví dụ:

+ chỉ 1(cuộn chỉ) - chỉ 2(chỉ đường)- chỉ 3(chỉ có 5 đồng) . + câu 1(câu nói) - câu 2(câu cá) .

b. Đồng âm giữa từ với tiếng

Các đơn vị tham gia vào nhóm từ đồng âm khác nhau về cấp độ. Yếu tố là từ bản thân là một tiếng độc lập, yếu tố còn lại là tiếng không độc lập. Ví dụ:

+ đồng 1 (cánh đồng) - đồng 2 ( đồng lòng)- đồng 3 ( mục đồng) + yếu 1( yếu đuối) - yếu 2 (yếu điểm).

Ngoài ra dựa vào tiêu chí nguồn gốc, có thể thấy hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các yếu tố sau:

-Yếu tố thuần Việt - Yếu tố thuầnViệt -Yếu tố thuần Việt - Yếu tố vay mượn. -Yếu tố vay mượn - Yếu tố vay mượn.

Trong số những yếu tố vay mượn, những yếu tố có nguồn gốc từ tiếng Hán chiếm số lượng lớn. Loại này thường gây hiểu lầm cho cả với người sử dụng bản ngữ.

*Phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm

Từ đa nghĩa và từ đồng âm cùng có đặc điểm là sử dụng vỏ ngữ âm giống nhau để biểu thị những ý nghĩa khác nhau, nhưng ở hiện tượng đồng âm giữa các nghĩa của từ không có quan hệ; còn ở hiện tượng nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có quan hệ, xảy ra do hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa của từ.

So với từ đa nghĩa, từ đồng âm có những khác biệt căn bản. Trước hết cần khẳng định rằng, đồng âm là hiện tượng hai hay nhiều từ của cùng một ngôn ngữ có vỏ âm thanh như nhau (nghĩa là được phát âm như nhau, có hình thức chính tả giống nhau) và khác nhau ở bình diện nội dung thể hiện ở sự khác biệt về ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ:

Cục1 : than cục Cục2 : Cục điên ảnh

Cục3 : Anh ấy hiền nhưng cục tính

Các từ này trùng nhau về hình thức chỉ là ngẫu nhiên. Chúng có ý nghĩa khác nhau và ý nghĩa của chúng không có mối liên hệ gì với nhau. Vì vậy, đó là những từ đồng âm. Về mặt từ loại, các từ đồng âm có thể thuộc cùng một từ loại, có thể khác nhau về từ loại.

Về nguyên tắc trong khá nhiều trường hợp, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa khác nhau rất rõ , nhưng cũng có một số trường hợp, ranh giới từ đồng âm và từ nhiều nghĩa không thật rõ ràng, nên ý kiến nhận định của các tác giả

không thống nhất. Chẳng hạn, có nhiều tác giả cho chạy trong câu: “Hàng bán rất chạy.” và chạy trong câu “Cậu bé chạy rất nhanh.” là một từ nhiều nghĩa vì các nghĩa có mối liên hệ ngữ nghĩa rõ rệt. Nhưng cũng có tác giả cho đó là hai từ đồng âm, vì một từ có nghĩa chỉ hoạt động, còn một từ có nghĩa chỉ tính chất và giải thích như sau: Khi một nghĩa nào đó của từ đa nghĩa phát triển đến mức chuyển sang một phạm trù khác, nếu như ta không xác lập được mối liên hệ giữa nó với các nghĩa khác trong hệ thống các nghĩa của từ đa nghĩa, thì ta coi đó là từ đồng âm. Chẳng hạn, từ chạy trong tiếng Việt là một động từ , nên các nội dung ý nghĩa khác nhau của các từ này đều thể hiện nội dung hoạt động.

(1) Sự di chuyển nhanh bằng chân của người, động vật

(2) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến: chạy lũ (3) Hoạt động của máy móc : Đồng hồ không chạy.

(4) Sự di chuyển của phương tiện giao thông.

Khi nét nghĩa nhanh trong nghĩa cơ bản của từ chạy phát triển thành một nghĩa phái sinh mới đã làm cho nghĩa này không còn nằm trong phạm trù hoạt động của từ chạy nữa mà chuyển sang phạm trù biểu thị tính chất. Do đó nghĩa này không nằm trong hệ thống các nghĩa của từ chạy nữa, nó đã

chuyển sang hệ thống nghĩa của từ mới : đó là tính từ chạy ( trong hàng bán

chạy, công việc rất chạy). Hiện tượng biến đổi nghĩa như vậy được gọi là hiện tượng chuyển loại của từ.

Ví dụ: cuốc ( danh từ): cái cuốc- cuốc ( động từ): cuốc đất

Vì còn những điều khúc mắc trên nên hiện tượng đồng âm chuyển loại này không được đưa vào dạy trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Vì vậy khi dạy nội dung này, GV nên chọn những ví dụ rõ ràng, chắc chắn để tránh những tranh luận không cần thiết.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w