Bài tập dành cho học sinh trên chuẩn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 73)

10. Bố cục luận văn

2.4.2.2.Bài tập dành cho học sinh trên chuẩn

Tiết 1. TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài 1: Xếp những thành ngữ dưới đây thành các nhóm và nêu nghĩa chung của mỗi nhóm. - Đồng tâm hiệp lực. - Bền gan vững chí. - Bóp mồm bóp miệng. - Đồng lòng nhất trí. - Vững chí bền lòng. - Thắt lưng buộc bụng. - Đồng cam cộng khổ. - Nhịn ăn, nhịn mặc.

Bài 2: Hãy tìm tiếng đồng nghĩa với tiếng đã cho để tạo thành các từ ghép : leo … nhỏ … chìm … yêu …. trông …. ốm …. to …. nhìn …. khô …. giận …. e …. la …. đùa …. ưa …. rượt …. đợi … M: leo trèo

Bài 3. Tìm những từ ngữ thay thế các từ ngữ được in đậm ở mỗi câu sau để câu văn thêm gợi tả.

1. Cây bưởi trong vườn nở hoa rất trắng. 2. Hoa cam, hoa bưởi thơm nhẹ.

3. Buổi sáng, chợ Hòn Gai có rất nhiều tôm cá. Bài 4. Đặt câu để phân biệt sắc thái nghĩa của các từ sau:

- nhỏ nhoi - nhỏ nhắn - nhỏ nhen

Bài 5: Em thích cách viết nào hơn? Tại sao?

- Ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt.

Hướng dẫn giảng dạy:

Bài 1: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, nắm vững các tiêu chí phân loại (đồng nghĩa), làm chỗ dựa để xử lí, phân loại từng từ trong các từ cho sẵn.

Đáp án: 3 nhóm:

Nhóm 1: chỉ sự đoàn kết, bao gồm các thành ngữ - Đồng tâm hiệp lực.

- Đồng lòng nhất trí.

Nhóm 2: chỉ sự tiết kiệm, gồm các thành ngữ sau - Bóp mồm bóp miệng. - Thắt lưng buộc bụng. - Nhịn ăn, nhịn mặc. Nhóm 3: chỉ ý chí quyết tâm - Bền gan vững chí - Vững chí bền lòng.

Bài 2 : GV cần dựa vào ví dụ mẫu của bài tập để hướng dẫn học sinh tìm từ. Từ mẫu “leo trèo” chính là điểm tựa giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài tập đồng thời có tác dụng gợi ý việc tìm từ của học sinh . Học sinh sẽ phải tìm tiếng đồng nghĩa với tiếng cho sẵn, để điền vào chỗ trống.

GV có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, thi đua giữa các nhóm hoặc chơi đố từ, …để các em có thể dựa vào nhau mà khơi gợi vốn từ tiềm tàng của mình.

Đáp án: leo trèo, nhỏ bé, chìm đắm , yêu thương, trông coi, ốm đau, to lớn,

nhìn ngó, khô ráo, giận hờn, e ngại, la hét, đùa giỡn, ưa thích, rượt đuổi, đợi chờ.

Bài 3. Dạng bài tập này giúp học sinh rèn kĩ năng lựa chọn từ và kết hợp từ. Cụ thể ở vị trí cụm từ “rất trắng” trong câu, học sinh phải lựa chọn những từ đồng nghĩa và có thể thay thế cho nó (nghĩa là phải có sự tương hợp về nghĩa,

phù hợp về quan hệ ngữ pháp với những từ ngữ đứng trước và đứng sau trong chuỗi lời nói và dặ biệt phải đảm bảo yêu cầu câu văn gợi tả hơn). Ở mỗi trường hợp, GV hướng dẫn học sinh xác định nghĩa cụ thể của từ, huy động vốn từ, tìm trong vốn từ của mình những từ đồng nghĩa với “rất trắng” ví dụ từ trắng toát, trắng muốt, trắng tinh, hướng dẫn HS chọn từ “trắng muốt”có sức gợi tả để thay thế cho cụm từ “rất trắng”.

Đáp án:

- Cây bưởi trong vườn nở hoa trắng muốt. - Hoa cam, hoa bưởi thơm dịu.

- Buổi sáng chợ Hòn Gai la liệt tôm cá.

Bài 4 : Để đặt được câu phân biệt được các sắc thái riêng của các từ trước hết GV cần hướng dẫn học sinh chỉ ra ngữ cảnh sử dụng mỗi từ (ngữ cảnh sẽ giúp bộc lộ các sắc thái nghĩa riêng của từng từ) sau đó tìm mô hình câu thích hợp.

Đáp án

- nhỏ nhoi : Hạt cát nhỏ nhoi cứ gồng mình chống trả những lớp sóng dạt dào cao cả của đại dương.(nhỏ nhoi trong câu trên gợi cảm giác mong manh, yếu ớt)

- nhỏ nhắn: Bàn tay nhỏ nhắn.(nhỏ nhắn gợi cảm giác nhỏ và xinh) - nhỏ nhen: Ông ta là người nhỏ nhen. (chỉ tính cách hẹp hòi, hay chấp nhặt, hay thù vặt)

Bài 5: GV có thể đặt một số câu hỏi phụ, chẳng hạn: trong cách diễn đạt nào không khí oi bức, ngột ngạt khó chịu của buổi trưa hè được nhấn mạnh hơn. Từ đó học sinh sẽ tìm ra đáp án: cách viết thứ hai hay hơn vì cái không khí nóng bức, khó chịu của buổi trưa được nhấn mạnh hơn.

Tiết 2. TỪ TRÁI NGHĨA

Bài 1. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: - Vô thưởng vô … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên trọng bên…

- Chân ướt chân ...

Bài 2. Tìm 3 câu tục ngữ hoặc thành ngữ có chứa 2 cặp từ trái nghĩa. M: Vào sinh ra tử

Bài 3.

a. Tìm các từ ghép được cấu tạo bởi hai từ trái nghĩa. M: xuôi ngược

b. Đặt câu với 3 từ vừa tìm được.

M: Thuyền bè xuôi ngược trên sông.

Bài 4. Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết cặp từ trái nghĩa trong câu thơ trên có tác dụng gì?

a) Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.

Nguyễn Thụy Kha b) Rơm vò từng búi rối tinh

Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi.

(Tiếng hát mùa gặt) c) Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Hướng dẫn

Bài 1 : GV giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập là tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm. Việc tìm từ trái nghĩa với các từ “thưởng”, “trọng”, “ngược”, “ướt” tương đối khó vì nó đó là các từ ít quen thuộc hoặc là từ Hán Việt như trường hợp câu thành ngữ “Bên trọng bên…..”. Mặt khác, chúng được đặt trong ngữ cảnh là các câu thành ngữ nên việc điền từ phải thật chính xác. Vì vậy GV cần lưu ý học sinh cân nhắc từ thật kĩ trước khi điền từ. Ví dụ trường hợp chỗ chấm trong câu thành ngữ “ Chân ướt chân ….”, HS có thể tìm từ “khô”, “ráo” cần hướng dẫn HS chọn từ “ráo”.

Bài 3: GV hướng dẫn HS huy động vốn thành ngữ, tục ngữ của mình, tìm các câu thành ngữ thỏa mãn yêu câu của bài là có 2 cặp từ trái nghĩa. GV có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, thi đua giữa các nhóm để các em có thể dựa vào nhau mà khơi gợi vốn từ tiềm tàng của mình.

Đáp án: Chết vinh còn hơn sống nhục./Ngày nắng đêm mưa./ Đoàn kết là

sống, chia rẽ là chết.

Bài 4: GV cần dựa vào ví dụ mẫu của bài tập để hướng dẫn học sinh tìm từ. Từ mẫu “xuôi ngược” chính là điểm tựa giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của bài tập đồng thời có tác dụng gợi ý việc tìm từ của học sinh. Ở bài tập này GV cũng có thể tổ chức học sinh thảo luận nhóm, thi đua giữa các nhóm. Sau khi HS đã tìm được từ, GV hướng dẫn học sinh nắm chắc nghĩa các từ vừa tìm được, tìm ngữ cảnh xuất hiện từ đó và tìm mô hình câu phù hợp để được một câu cụ thể. Ví dụ: Anh em trên dưới một lòng đánh giặc.

Mọi người tấp nập ra vào.

Bài 5: GV hướng dẫn HS nhớ lại đặc điểm của từ trái nghĩa. Trên cơ sở đó, đọc kĩ các câu thơ, tìm hiểu nội dung câu thơ để phát hiện ra cặp từ trái nghĩa.

a. cạn – đầy; b. rách – lành; c. dài - ngắn, tàn - nở

Sau đó HS phát biểu suy nghĩ về tác dụng của cặp từ trái nghĩa trong việc biểu đạt nội dung ( làm nổi bật sự đối lập, tăng giá trị biểu cảm)

Tiết 3. TỪ ĐỒNG ÂM

Bài 1. Xác định từ loại của từ bác trong các câu sau và cho biết đó là các từ đồng âm hay là một từ nhiều nghĩa.

- Con chú, con bác chẳng khác gì nhau. (tục ngữ) - Thưa bác, anh Nam có nhà không ạ?

- Mẹ phi hành, phi tỏi, xào rau, bác trứng. - Tòa án đã bác đơn xin ân xá của ông ta.

Bài 2. Tìm hai tiếng đồng âm thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Trong ……., bất kì tiếng ………. nào cũng trở thành âm thanh ngân vang khác thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Họ …… đó là con ……to nhất ở đây.

Bài 3. Câu “ Xe bò lên dốc” có mấy cách hiểu?

Bài 4. Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây ( có thể cho thêm một vài từ)

 Sâu chui sâu

 quan tham tham quan

 đồng tiền đồng

 đá phải đá

Bài 5. Theo em câu ca dao sau có gì thú vị?

Cô Xuân đi chợ mùa hè Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.

Hướng dẫn

Bài 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ “bác” trong mỗi ngữ cảnh cụ thể, từ đó HS có thể xác định được từ loại của từ.

- bác (1) : danh từ, bác (2) : đại từ; bác (3) : động từ; bác (4) : động từ - Đó là các từ đồng âm

Bài 2: a. động - động b. báo - báo

Bài 3: Để làm được bài tập này GV giúp HS phân cắt câu thành các bộ phận câu, mỗi cách phân cắt cho ta một cách hiểu.

Cách 1: “ Xe bò / lên dốc” Cách phân cắt này dẫn đễn cách hiểu: Xe thô sơ có hai bánh, thường do trâu bò kéo, dùng để chuyên chở vật nặng.

Cách 2: “ Xe / bò lên dốc” Cách phân cắt này dẫn đễn cách hiểu: di chuyển một cách chậm chạp.

Bài 4: Đáp án tham khảo

• Con sâu chui sâu trong thân cây. • Một ông quan tham đi tham quan. • Đồng tiền đúc bằng đồng

Bài 5. Một câu thơ đủ cả 4 mùa, nhưng mùa xuân lại là tên cô gái: Xuân. Cá thu và chợ còn đông là những đồng âm khác nghĩa của từ mùa thu và mùa đông, người sáng tác đó khéo vận dụng tài tình.

Tiết 4. TỪ NGHIỀU NGHĨA

Bài 1. Xác định nghĩa của từ sinh trong các câu sau và chỉ rõ đâu là nghĩa gốc đâu là nghĩa chuyển.

a) Sinh con rồi mới sinh cha

Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.(ca dao)

b) Vì được cả nhà nuông chiều quá mà cậu bé sinh hư. c) Trời sinh voi, trời sinh cỏ. ( tục ngữ)

d) Sinh con ai nỡ sinh lòng. (tục ngữ)

Bài 2. Nghĩa của “cánh” trong cánh chim, cánh bướm với “cánh” trong cánh

máy bay, cánh hoa, cánh buồm có gì giống và khác nhau?

Bài 3. Trong Tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa đó.

M: lá phổi, quả tim, hoa tay ...

Bài 4. Tìm từ có thể thay thế từ trông trong các câu sau: a. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. ( Tục ngữ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Hoa phải trông em Nụ cho mẹ đi làm.

c. Cha mẹ trông cho mau đến ngày con khôn lớn. d. Việc này biết trông vào ai bây giờ?

Bài 5. Tìm trong câu thơ những từ được dùng theo nghĩa chuyển. Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì?

Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.

Hướng dẫn

Bài 1

- Sinh cha, sinh ông, sinh voi, sinh cỏ ( nghĩa chuyển): tạo ra, làm nảy nở - sinh hư ( nghĩa chuyển): chuyển thành một trạng thái không hay

Bài 2.Trước hết cần nhớ lại đặc điểm của nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ để xác định từ “cánh” trong trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển.

Nghĩa gốc: Bộ phận dùng để bay của chim, dơi, côn trùng; có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi đối xứng ở hai bên thân và có thể khép vào, mở ra.

Nghĩa chuyển: Những bộ phận giống hình cánh chim ở một vật: cánh máy

bay, cánh hoa, cánh cửa

Cuối cùng chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ.

1. Bộ phận trong thân thể chim và một số côn trùng dùng để bay.

Chim vỗ cánh. Thẳng cánh cò bay.

2. Bộ phận hình giống cánh chim, ở một số động cơ bay trên trời.

Cánh máy bay.

3. Bộ phận xòe ra từ một trung tâm ở một số hoa lá, hoặc một số vật.

Cánh hoa, sao vàng năm cánh, cánh quạt.

4. Bộ phận hình tấm mở ra khép vào. Cánh cửa

Bài 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ lá. Trước hết cần hướng dẫn học sinh xác định được nghĩa gốc của từ lá (Bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt , màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây). Yêu cầu học sinh so sánh và rút ra đặc điểm chung giữa từ “lá” trong “lá chuối” và “lá” trong “lá phổi”. (có hình tấm giống cái lá). Từ đó tìm thêm các từ khác như lá mía, lá lách, lá gan.

Bài 4: Dạng bài tập này giúp học sinh rèn kĩ năng lựa chọn từ và kết hợp từ. Cụ thể ở vị trí từ “trông” trong ngữ cảnh cho sẵn, học sinh phải lựa chọn những từ đồng nghĩa với từ “trông”, có thể thay thế cho từ “trông”( nghĩa là phải có sự tương hợp về nghĩa, phù hợp về quan hệ ngữ pháp với những từ ngữ đứng trước và đứng sau trong chuỗi lời nói). Ở mỗi trường hợp, GV

hướng dẫn học sinh xác định nghĩa cụ thể của từ, huy động vốn từ, tìm trong vốn từ của mình những từ đồng nghĩa, lần lượt thử dùng từng từ tìm được thay thế cho từ “trông”. Nếu từ nào có sự tương hợp thì thay thế được.

Đáp án: a. nhìn, quan sát; b. coi sóc; c. mong mỏi; d. nhờ cậy.

Tiết 5: ÔN TẬP TỔNG HỢP

Bài 1. Tìm từ trái nghĩa với từ tươi trong các kết hợp sau: bữa ăn tươi

thịt bò tươi mặt tươi cá tươi ……….. ……….. ………. ………. màu đỏ tươi hoa tươi cau tươi cân tươi ……… ………. ………. ……….

Bài 2. Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? Xác định từ loại của “ngã”

- Chớ thấy sóng cả cả mà ngã tay chèo (tục ngữ).

- Các cô thanh niên xung phong đã ngã xuống tại ngã ba Đồng Lộc. - Dấu ngã trông giống một chiếc võng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 3. Đặt câu với mỗi nghĩa sau của từ “thơm” 1. Có mùi hương dễ chịu.

M: Hoa cau thơm thoang thoảng.

2. (Tiếng tăm) Tốt, được người đời nhắc tới, ca ngợi.

M: Mong đời con được danh thơm/ Tảo tần cha mẹ sớm hôm miệt mài. Bài 4. Giải ô chữ:

1. Từ trái nghĩa với từ ngoài 2. Đồng nghĩa với từ minh mẫn 3. Đồng nghĩa với lười. 4. Trái nghĩa với dọc

5. Đồng nghĩa với ngăn nắp 6. Trái nghĩa với đông đúc 7. Trái nghĩa với dữ

8. Trái nghĩa với lãng phí 9. Đồng nghĩa với chân thật 10.Trái nghĩa với nóng

11.Trái nghĩa với khổng lồ 12.Trái nghĩa với đen 13.Đồng nghĩa với chóng 14.Trái nghĩa với bạo dạn

Hướng dẫn

Bài 1. GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ tươi trong từng ngữ cảnh cụ thể.

Đáp án: 1.đạm bạc; 2. ôi; 3. buồn; 4. ươn; 5. chết ; 6. héo; 7. khô; 8. đuối

Bài 2. ngã (1) : động từ ; ngã (2) đông từ ; ngã (3) : danh từ ; ngã (4) : danh từ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10 . 11. 12. 13. 14.

Ngã (1) và ngã (2) là từ nhiều nghĩa Ngã (2) và (3) là các từ đồng âm

Bài 3. Hướng dẫn HS dựa vào vào mẫu để đặt câu. a. Hoa Lan rất thơm.

b. Thầy Chu Văn An đã để lại tiếng thơm cho muôn đời.

Bài 4. Bài tập giải ô chữ có mục đích giúp HS mở rộng vốn từ. Các từ cần tìm và cần điền vào ô chữ là các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ đã cho. GV cho học sinh đọc yêu cầu của bài, rồi dựa vào phần gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm từ cần điền ở từng dòng ngang. T R O N G T H Ô N G M I N H B I Ế N G N G A N G G Ọ N G À N G V Ắ N G V Ẻ H I Ề N T I Ế T K I Ệ M T H Ậ T T H À

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5 (Trang 73)